Lập trình viên sẽ làm gì trong năm 2017

Năm 2016 đã kết thúc và đây cũng là lúc để chúng ta cần có cái nhìn tổng quát về tương lai phía trước, với một chút đi sâu hơn vào mảng phát triển phần mềm.

Web framework của năm 2017 sẽ là gì? Những startups sẽ xây dựng sản phẩm của mình dựa trên gì? Mọi người sẽ hợp tác với nhau như thế nào? Và các developer sẽ làm việc ở đâu?

Dữ liệu mở (Open data) sẽ lớn hơn

Đúng như tên gọi của nó, dữ liệu mở là những dữ liệu từ chính phủ được cung cấp và phổ biến rộng rãi – mở. Nó cho thấy việc chính phủ đang làm công việc của mình tốt như thế nào nhờ vào tỉ lệ tội phạm và tất cả những thứ tốt/xấu khác.

Và như thường lệ, những dữ liệu này được phân bổ để cho phép các developer có thể làm việc dễ dàng với chúng dưới dạng CSV, TSV, JSON, XML, Excel và đôi lúc là cả một hệ thống dữ liệu SQLite.

Trong suốt 12 tháng qua, đã có những thời điểm số người sử dụng dữ liệu này vụt lên đến con số cao bất ngờ. Điều này cho thấy một tín hiệu tích cực trong việc sử dụng dữ liệu mở trong năm 2017.


Công việc phát triển phần mềm ở chính phủ sẽ thu hút nhiều người hơn

Từ trước đến nay, các developer thường tập trung để phát triển ở những công ty tư nhân, cụ thể là trong những doanh nghiệp startup được tài trợ vốn. Rất dễ nhận thấy nguyên nhân của vấn đề này đến từ việc

Thu nhập cao hơn, ngoài ra các doanh nghiệp còn có sự lựa chọn phát triển cổ phiếu của riêng mình cũng như môi trường làm việc thoải mái hơn. Bạn không cần phải mặc đồng phục và ngoài ra còn có những thú vui đi kèm như đồ ăn vặt miễn phí và phòng giải trí.

Các doanh nghiệp chính phủ thông thường sẽ không có được bầu không khí giống vậy. Nhưng mọi thứ đã bắt đầu thay đổi.

Bắt đầu từ văn phòng Digital của Chín phủ Anh, và nối tiếp theo là văn phòng Digital của Mỹ, những nơi này đã bắt đầu có sức hút với các developer khi họ làm việc như một startup bên trong văn phòng Chính phủ.

Điểm khác biệt chính giữa cách làm việc nằm ở việc các developer được tự do sử dụng bất cứ công cụ, ngôn ngữ hay framework nào mà họ cảm thấy phù hợp để làm công việc của mình. Sự minh bạch được khuyến khích và văn hóa làm việc thường thư giãn hơn.

Điều này dĩ nhiên đã mang lại một sự thành công lớn. Tại Vương quốc Anh, đã có những sự thay đổi trong cách người dân tiếp cận với các dịch vụ của Chính phủ và khiến những công việc như trả thuể trở nên dễ dàng hơn.

Dịch vụ Trí tuệ nhân tạo tự học hỏi (Machine learning as a service) sẽ ngày càng phát triển

Đã có một sự tăng mạnh trong các tổ chức và cá nhân nhận ra lợi ích to lớn của trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học hỏi. Công nghệ dùng để áp dụng vào công việc đã trở nên đa dạng hơn như phần mềm giám sát, nhận dạng hình ảnh và tự gắn thẻ. Vấn đề duy nhất là việc tạo ra Machine learning cực kì khó.

Không dễ để khiến trí tuệ nhân tạo có thể tự học. Lý thuyết vận hành bên trong một machine learning cực kì rắc rỗi và khó hiểu, đồng thời nó yêu cầu rất nhiều thời gian để developer nghiên cứu trước khi có thể bắt tay vào làm.

Khi bạn đã đi đến giai đoạn có thể xây dựng một ứng dụng có khả năng tự học hỏi, bạn nhanh chóng nhận ra một sự thật rằng việc vận hành một số lượng dữ liệu lớn như vậy là một điều rất tốn kém.

Đó chính là lí do mà những Dịch vụ Trí tuệ nhân tạo tự học hỏi ra đời. Hiện đang có rất nhiều sản phẩm trong phân khúc này như AmazonML, AzureML, Google Prediction API, BigML và còn nhiều hơn nữa.

Tất cả đều khác nhau trong cách tiếp cận lẫn vận hành, nhưng về lý thuyết thì chúng đều giống nhau. Những dịch vụ này thiết lập sẵn một môi trường cho phép mọi người có thể tự tạo ra một Trí tuệ nhân tạo tự học hỏi và phần mềm cho nó để có thể tích hợp vào những ứng dụng khác.

Phần lớn những dịch vụ này cho phép người dùng cân đối tỉ lệ tài nguyên của họ, từ đó cho phép mọi người xử lí một lượng lớn dữ liệu chỉ trong thời gian ngắn. Và cũng phần lớn những dịch vụ này đi kèm theo thư viện cũng như công cụ giúp đơn gián hóa quá trình phát triển sản phẩm.

Với một sự quan tâm lớn dành cho machine learning vào lúc này, việc những sản phẩm trên sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai sẽ điều không thể tránh khỏi.


Github sẽ hoàn thiện tính năng quản lý dự án (project management) của mình

Trong thời kì đầu, Github chỉ đơn giản là một nơi đáng tin cậy trong việc lưu trữ code và quản lý những phần mềm sản phẩm liên quan.

Đến tháng 9/2016, Github đã tung ra tính năng quản lý dự án (project management) của mình nhưng vẫn còn chút gì đó không hoàn hảo như Trello, kèm theo đó là tính năng cho phép người dùng xem code theo từng dòng (line-by-line)

Tất cả đều là những tính năng rất thú vị. Rất nhiều developer sử dụng Github như một nơi lưu trữ project của mình, và do đó thật khó để không nghĩ đến viễn cảnh các developer ngày càng tối ưu nó hơn để trở thành công cụ chính trong việc quản lý các project.

Elixir và Phoenix sẽ tiếp tục phát triển

Elixir và Phoenix sẽ là ngôn ngữ và web framework nổi bật của năm 2017. Cũng giống như trường hợp của CoffeeScript của năm 2014, chúng ta sẽ thấy Elixir và Phoenix xuất hiện ở mọi nơi.

Erlang VM là công nghệ tốt và đã được nhiều người kiểm chứng. Nó đã gần 20 tuổi đời, chạy nhanh và đồng thời còn được hỗ trợ một cách tuyệt vời. Được xây dựng dựa trên nó là Elixir – một ngôn ngữ lập trình mới tuơng tự được thiết kế để mang lại hiệu suất tối đa.

Mặc dù có tuổi đời còn khá trẻ song Elixir đã sở hữu một cộng đồng những developer xây dựng nên rất nhiều thứ tuyệt vời từ nó. Một trong những ví dụ điển hình nhất là Phoenix – một web framework lí tưởng cho trang với rất nhiều người dùng.

Cả 2 công nghệ này đều mang lại những sự thú vị nhất định và nhanh chóng chiếm lấy sự quan tâm của đông đảo mọi người. Sẽ rất thú vị khi chứng kiến Elixir và Phoenix tiếp tục phát triển trong năm 2017 và liệu sẽ có những sản phẩm nào được xây dựng từ chúng.

JavaScript vẫn sẽ là vua một cõi

Không cần phải quá thông minh để nhận ra JavaScript sẽ tiếp tục đứng đầu. Thật lòng mà nói với những thư viện như ES2016+, React, Babel, Broswerify, VueJS và nhiều thứ khác nữa thì không có ngôn ngữ lập trình nào thú vị hơn cộng đồng JavaScript. Và 2017 sẽ tiếp tục như vậy.

==============================
 STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: 
https://stanford.com.vn
Facebook: 
https://facebook.com/stanford.com.vn
Youtube: 
http://bit.ly/2TkKT7I


Tags: học lập trình