HỌC LẬP TRÌNH CÓ KHÓ?

Có đôi lúc bạn thật sự mệt mỏi, nhàm chán vì cứ phải ngồi một chỗ, nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính để gõ những đoạn code (mã) hay tìm để sửa từng lỗi nhỏ như dấu chấm dấu phẩy chưa? Có khi nào bạn cảm thấy đó thực ra là công việc của một người nhập số liệu cấp cao? Không như bạn nghĩ, nghề lập trình có rất nhiều cơ hội, nhiều thử thách, và quan trọng là không khô khan.

Vậy lập trình là gì?

Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên. Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.

Các lập trình viên thường có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó chủ yếu là Java, C++, PHP, ASP, ASP.Net, Visual Basic.Net, C#...

Công việc của các lập trình viên

Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình.

Hiện tại, thu nhập của một Lập trình viên mới vào nghề khoảng 200 USD/tháng. Có 3-4 năm kinh nghiệm hoặc làm ở vị trí quản lý sẽ có thu nhập khoảng 700 - 1.000USD/tháng. Nếu làm ở nước ngoài thu nhập sẽ cao hơn nhiều, tại Hàn Quốc hoặc Nhật từ 2.000 - 3.000 USD/tháng, tại Mỹ từ 3.500 - 6.000USD/tháng...

Những yếu tố để trở thành lập trình viên?

Nghề lập trình đòi hỏi sự sáng tạo cũng như các kỹ năng đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hoặc cách tiếp cận công nghệ mới khi gặp những framework thiết kế chưa kỹ hoặc công nghệ thay đổi.

Suy nghĩ một cách logic    

Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…

Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết

Các lập trình viên nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó. Bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để đồng nghiệp của bạn có thể biết được tại sao bạn lại viết đoạn mã như vậy và cái gì tiếp theo sẽ xảy ra trong chương trình của bạn.

Làm việc nhóm

Đa số, công việc lập trình đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.

Làm việc một mình trong thời gian dài

Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.

Kỹ năng thiết kế

Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình... Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh thành các ứng dụng. Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.

Kiên nhẫn

Các vấn đề mà các lập trình viên phải giải quyết thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nó mất nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng làm việc một cách cẩn thận để giải quyết, tìm hướng đi. Nhiều khi bạn đi sai hướng lại phải quay lại giải quyết từ phần đã giải quyết đúng và bắt đầu lại.

Tự học

Không trường lớp nào có thể đào tạo cho bạn tất cả những thứ bạn cần cho công việc lập trình sau này. Chính vì thế, khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet và qua cả bạn bè nữa là không thể thiếu. Kết hợp với những dự án làm việc  thực tế, bạn sẽ dần dần thành thạo những gì mình đã tự học được.

Học Lập trình ở đâu?

Là những lập trình viên còn rất trẻ và đam mê công nghệ thông tin, chúng tôi Stanford - đào tạo và phát triển công nghệ đã tạo ra một môi trường học lập trình hiệu quả cho những bạn có “cùng chí hướng”. Với phương châm “Dạy kinh nghiệm lập trình” chúng tôi sẽ giúp các bạn tiếp cận với phương pháp học hoàn toàn mới dựa trên việc hướng dẫn thực hành cụ thể th nền tảng lý thuyết. Bạn cũng có thể rèn luyện các kỹ năng như: làm việc nhóm, giao tiếp và lắng nghe hiệu quả, kỹ năng quản lý thời gian…Bên cạnh đó bạn còn được định hướng, hướng nghiệp  hoặc giới thiệu công việc khi hoàn thành xuất sắc các khóa học của chúng tôi.

Thông tin chi tiết các khóa học lập trình tại Stanford - dạy kinh nghiệm thực tế

Bạn sẽ tìm thấy những điểm đặc biệt tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế mà không ở đâu có được đó là:

       -    Không đào tạo đại trà, mỗi lớp học sẽ có từ 5-12 học viên để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong quá trình theo học tại Stanford.

       -    Bố trí phòng học theo kiểu phòng họp, làm việc nhóm giống như tại các công ty phần mềm hiện nay để tăng tính tương tác giữa thầy và trò.

       -    Bạn sẽ được học kiến thức mới, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và phát triển dự án thực tế.

       -    Sử dụng thành thạo các công cụ lập trình, quản lý mã nguồn như Visual Studio, NetBean, eclipse, Visual Source safe, Team Foundation, SVN,…Các công cụ đang được sử dụng tại các công ty hiện nay.

       -    Được cung cấp đầy đủ tài liệu từ Slide bài giảng, video quay lại từng buổi học của chuyên gia để bạn tiện ôn tập lại, bài tập, sourcecode demo và các tài liệu liên quan khác độc quyền mang thương hiệu của Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

       -    Hỗ trợ trong suốt quá trình làm việc sau này khi gặp khó khăn cũng như giới thiệu việc làm và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học kinh nghiệm tại Stanford.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng có rất nhiều chương trình ưu đãi dành cho các bạn khi đăng ký tham dự bất kỳ khóa học nào tại Stanford.

Hãy gọi điện cho chúng tôi theo hotline:  0963.723.236 hoặc 04 6275 2212  để được tư vấn trực tiếp.

Stanford - đồng hành cùng  bạn tới thành công!

(Sưu tầm và tổng hợp Bùi Uyên)

Tags: stanford