Kinh nghiệm khi học lập trình như thế nào ?

Ngày nay, chúng ta thấy ngày càng nhiều những chuyên gia công nghệ trẻ thành đạt. Với sự phát triển như vũ bão và tầm ảnh hưởng bao trùm của công nghệ thông tin tại Việt Nam như hiện nay thì “Tuổi trẻ làm chủ công nghệ” đã trở thành mục tiêu mà các bạn trẻ đang hướng đến.

Trong thời điểm cuối năm 2013, thị trường nhân lực tưởng như sắp kết thúc và trở lên bình lặng lại đang có sự chuyển mình khá rõ rệt giữa các ngành nghề. Và trong các khối ngành thì ngành công nghệ đang nổi lên như một xu hướng nghề nghiệp trong tương lai.  Vì vậy, xu hướng  học lập trình càng ngày thu hút nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ lựa chọn. 

 

Stanford - day kinh nghiem lap trinh

Trước hết, ta cần hiểu lập trình là gì?

Lập trình là công việc tạo ra một sản phẩm, một thành quả, và con đường trở thành lập trình viên sẽ rõ ràng hơn khi bạn biết rõ thứ mà các bạn sẽ tạo ra. Nếu mục tiêu của bạn chỉ là “học viết code”, mà không có định hướng rõ ràng về thứ mà các bạn sẽ làm ra và cách chúng sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn sẽ thấy con đường phía trước đầy chông gai và khó nhọc.

Khi học lập trình cần những kinh nghiệm gì?

Kinh nghiệm khi học lập trình gần như là điều kiện bắt buộc mà bất kì ai khi muốn trở thành lập trình viên cũng cần phải học. Đây là môn học giúp cho người học phát huy được rất nhiều năng lực tư duy từ logic, trừu tượng đến khả năng sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng phong phú. Chính vì vậy, không thể học lập trình chỉ trong một sớm một chiều mà đòi hỏi người học phải đam mê và giành nhiều thời gian đầu tư vào nghiên cứu.

Tư duy lập trình thì sao?

Lập trình là một kỹ năng khó, đòi hỏi sinh viên phải có tư duy tốt về thuật toán. Đây là cái mà nhiều học viên bị thiếu. Thường thì thuật toán sẽ gắn liền với cấu trúc dữ liệu, chính vì vậy người ta thường gọi là “Cấu trúc dữ liệu và giải thuật”. Khi bạn đã có một kiến thức logic và giải thuật tốt thì việc học một ngôn ngữ lập trình sẽ trở lên rất đơn giản. Ngôn ngữ là công cụ để bạn thể hiện tư duy logic của mình, và bạn có thể sử dụng bất kì ngôn ngữ nào mà không làm thay đổi logic của bạn. Khi đã hiểu được điều này, bạn sẽ nhận ra rằng mọi ngôn ngữ lập trình đều giống nhau.

Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì chắc chắn một điều nghề lập trình không thích hợp với bạn. Khi đó bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy…

Làm việc dựa trên các kiến thức nền tảng đã học



 

Nắm vững kiến thức căn bản ta sẽ có được cơ sở vững chắc cho thành công. Ngành phần mềm cũng không phải ngoại lệ, các lý thuyết về máy tính, phần cứng, mạng, thiết bị ngoại vi, hệ điều hành, thuật toán, mô hình cơ sở dữ liệu,…là căn bản, kim chỉ nam cho các thiết kế, cài đặt trong phần mềm. Nếu còn chưa nắm vững lý thuyết căn bản về khoa học máy tính, hãy sử dụng internet. Đó là cách tiếp cận tri thức vô cùng hiệu quả do chính công nghệ thông tin mang lại.

Ngoại ngữ thì sao?

Ngoại ngữ là điều bắt buộc khi theo học công nghệ thông tin, nhưng nếu bạn chưa biết hay còn rất yếu về ngoại ngữ thì cũng đừng nên lấy đó là rào cản cho niềm say mê của mình. Một số học viên tuy siêng năng nhưng do kiến thức tiếng Anh còn yếu, khi viết chương trình gặp lỗi không thể tự mình sửa lỗi nên dễ dẫn đến chán nản.

Viết code logic nhưng đơn giản và dễ hiểu

Mã lệnh càng đơn giản thì càng ít lỗi, có thể mở rộng tốt hơn cũng đồng nghĩa với việc cộng tác nhóm tốt hơn khi chúng ta cần chuyển giao code. Khi học code nên tự gõ lại như thế bạn mới nhớ code hơn. Nếu có gõ sai thì có cơ hội quay lại và chỉnh sửa lỗi của mình. Ngoài ra, để đạt hiệu quả bạn cũng nên tập hợp nhiều nguồn sách, video, ebook, trang web, tutorials v.v.. rồi đúc kết, chắt lọc ra cách mà bạn cho là tối ưu nhất. 

Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong đời sống, nhu cầu nguồn lực trở nên đại chúng hơn và bất cứ ai có đủ khả năng trở thành một kỹ sư cũng đều có thể theo học và làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Yêu cầu đầu tiên của các nhà tuyển dụng là sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ cộng với khả năng cập nhật công nghệ và có những kỹ năng cá nhân và chuyên môn. Những kỹ năng này cần được rèn luyện trong môi trường càng giống thực tế càng tốt chứ không thể lấy từ sách ra được.

Hãy đến với chúng tôi Stanford -  dạy kinh nghiệm lập trình.  Với phương châm “ Học để làm việc” kết hợp với mô hình đào tạo “ Dạy kinh nghiệm lập trình” chúng tôi sẽ giúp bạn làm việc với môi trường chuyên nghiệp nhưng cũng đầy thử thách, áp lực. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức và kinh nghiệm thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm và có cơ hội tham gia các dự án đang phát triển tại công ty chúng tôi. 

Bên cạnh đó, khi tham gia khóa học, bạn có cơ hội nhận được rất nhiều ưu đãi của bên mình, thông tin chi tiết tham khảo tại: Các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford.

Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 - 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 để được gọi lại tư vấn chi tiết hoặc xem tại website của Stanford.



                                                                                                                                              (Sưu tầm và tổng hợp Lê Ngát)

Tags: