Trở thành lập trình viên giỏi với chuyên gia tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế

Là một lập trình viên giỏi bao gồm nhiều yếu tố hội tụ chứ không phải chỉ giỏi viết code. Từ những kinh nghiệm thực tế của mình các chuyên gia tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình đã liệt kê những điểm nổi bật cần có của các lập trình viên để giúp các bạn có thể bước vào hàng ngũ cấp cao trong nghề nghiệp của mình.


Là một lập trình viên giỏi bao gồm nhiều yếu tố hội tụ chứ không phải chỉ giỏi viết code. Từ những kinh nghiệm thực tế của mình các chuyên gia tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình đã liệt kê những điểm nổi bật cần có của các lập trình viên để giúp các bạn có thể bước vào hàng ngũ cấp cao trong nghề nghiệp của mình.

1. Làm việc với Căn bản

Đúng với tất cả các ngành nghề và công việc, hiểu được bản chất là nhân tố quyết định cho thành công. Trừ khi một người có một nền tảng vững chắc, bằng không bạn sẽ không bao giờ trở thành một người lập trình giỏi. Việc hiểu được bản chất giúp cho chúng ta có thể thiết kế và thực hiện những giải pháp hay với những cách tốt nhất có thể. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy có khoảng trống trong lĩnh vực khoa học máy tính hoặc các khái niệm trong ngôn ngữ lập trình, sẽ không bao giờ là quá muộn để quay đầu và học lại những điều căn bản.

 

2. Biết nhìn vào thực tế, không giáo điều
Tuân thủ cứng nhắc các "quy tắc bất thành văn của lập trình" là một điều rất khó thực hiện với lập trình viên. Một lập trình viên giỏi sẽ luôn biết nhìn vào thực tế, căn cứ tình hình cụ thể chứ không chỉ giáo điều theo sách vở. Điều ấy có nghĩa là phải biết sáng tạo và học hỏi. Sẽ có lúc bạn viết code mà không học hỏi cách thực hiện của người đi trước. Nhiều khi bạn bế tắc khi không biết phải viết code như thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ không bao giờ có bad-code nếu có nhiều hơn một cách để viết nó, trừ khi bạn đã cạn kiệt khả năng sáng tạo.

3. Viết code đơn giản, dễ hiểu nhưng phải đúng logic.
Như trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, công thức KISS (Keep It Short and Simple) cũng được áp dụng với lập trình. Hãy viết nhiều những đoạn code hợp lý và tránh sự rườm rà phức tạp. Nhiều người cố tình viết ra những đoạn mã phức tạp để chứng tỏ khả năng của mình, nhưng nếu đoạn code đơn giản, logic luôn làm được việc, nó thường sẽ ít có vấn đề và dễ dàng mở rộng. Có người nói: “Những đoạn mã tốt thì bản thân nó đã là một tài liệu tốt nhất. Mỗi khi bạn phải thêm vào 1 dòng chú thích (comment), hãy luôn đặt câu hỏi: Làm cách nào tôi có thể làm sáng tỏ đoạn mã này mà không cần phải chú thích thêm” ~ Steve McConnel.

4. Dành nhiều thời gian trong việc phân tích vấn đề, bạn sẽ cần ít thời gian hơn để sửa chữa nó
Dành nhiều thời gian trong việc tìm hiểu và phân tích vấn đề và thiết kế giải pháp cho nó sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện được phần còn lại. Thiết kế không phải lúc nào cũng có nghĩa là bằng cách sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa và các công cụ, nó có thể đơn giản như nhìn bầu trời và suy nghĩ giải pháp trong tâm trí của bạn. Những người có thói quen nhấn bàn phím (để viết code) ngay thời điểm nhận được vấn đề, thường kết thúc với một cái gì đó khác hơn nhiều so với yêu cầu.

“Nếu bạn không thể hình dung ra cấu trúc tổng thể của một chương trình trong khi đang tắm, bạn chưa sẵn sàng để code nó”. ~ Richard Pattis.


5. Hãy là người đầu tiên phân tích và kiểm duyệt mã của bạn
Mặc dù có một chút khó khăn, nhưng hãy cố gắng để khám phá những đoạn mã của bạn trước khi những người khác làm việc đó, và với thời gian, bạn sẽ học được cách để viết ra những đoạn mã mà hầu như sẽ không có lỗi. Luôn luôn xem xét chặt chẽ và không thiên vị với những đoạn mã đó; Cũng không bao giờ ngần ngại để người khác xem nó. Làm việc với các lập trình viên tốt thì các phản hồi từ họ chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành một lập trình viên tốt.

6. Giải pháp tạm thời (work-around solution) không tồn tại được lâu.
Rất nhiều lập trình viên sử dụng các giải pháp tạm thời, lý do có thể là do thiếu thời gian, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự hiểu biết của vấn đề. Nhưng theo thời gian, những giải pháp đó sẽ gây ra sự hỏng hóc của chương trình hoặc mã, nó khiến ta khó có khả năng mở rộng hoặc bảo trì, dẫn đến việc tốn nhiều thời gian và công sức sau này để sửa chữa nó. Vì thế hãy luôn luôn ghi nhớ là cần phải tìm những giải pháp khi bạn biết rõ đầu vào và đầu ra của nó. Trong nhiều trường hợp, sẽ khó tránh khỏi những việc phải sử dụng work-around, cũng giống như việc người ta hay nói: “Tôi luôn luôn nói thật, nhưng trong một vài trường hợp tôi phải nói dối“.

Cuối cùng bạn đã hiểu làm thế nào để trở thành lập trình viên giỏi chưa? Nếu còn gì chưa rõ bạn hãy liên hệ với Stanford qua số Hotline: 0866 586 366 - 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 để được gọi lại tư vấn miễn phí nhé.

Sưu tầm và tổng hợp

Nhật Lệ


Tags: