Nên làm App cho iOS hay cho Android trước?

Để các bạn dễ hình dung và lựa chọn hơn, dưới đây là một số lý do từ các chuyên gia về lĩnh vực này.

Theo nhiều nhà lập trình kinh nghiệm cho biết: “luôn luôn tập trung phát triển ứng dụng trên một platform đầu tiên rồi mới phát triển sang những platform khác, không nên ôm đồm quá nhiều thứ cùng lúc". Vậy khi bỗng nhiên bạn có một ý tưởng, bạn muốn lập tức phát triển ngay nhưng lại không biết phải bắt đầu như thế nào? Bạn phân vân giữa muôn vàn platform ngoài kia, iOS, Android, laptop, desktop, iPad, iPhone.

Khởi đầu khó khăn

Như chúng ta đã biết, để tạo ra một ứng dụng trên di động cũng đã đủ khó khó. Xây dựng một ứng dụng trên iPhone và đồng thời lại xây dựng ứng dụng trên những platform sẽ lại càng làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều lần.

Giả sử trong một thời gian dài mà bạn chưa có sản phẩm ngoài thị trường, thì có lẽ bạn đang dành quá nhiều thời gian cho việc tỉ mẩn sản phẩm của mình. Trong trường hợp đấy, bạn sẽ lại còn có thể tiết kiệm thời gian nhiều hơn nữa nếu như chỉ tập trung vào một platform trước, điều này cũng giúp giảm thiểu chi phí đáng kể.

Hãy xây dựng hoàn thiện sản phẩm trên một platform trước, sau đó hãy nghĩ đến phát triển rộng ra.


Sự lựa chọn khó khăn giữa iOS và Android

Nếu phải lựa chọn thì có lẽ bạn sẽ phân vân giữa iOS hoặc Android, vì 2 hệ điều hành này thống lĩnh gần như 90% thị trường smartphone hiện nay.

Mặc dù hiện nay Android đang chiếm 80% thị trường (Apple chỉ chiếm khoảng 15%, nhưng iOS lại đang thắng thế ở mảng doanh thu thị trường mobile, nhiều hơn 85% so với Android).

Hơn thế nữa, người dùng Apple có xu hướng trung thành với hệ điều hành này hơn những người dùng bên Android.

Vậy để các bạn dễ hình dung và lựa chọn hơn, đây là một số lý do từ các chuyên gia về lĩnh vực này:

1. Nếu thị trường của bạn là khu vực Châu Á, Châu Phi, hay Nam Mỹ

Lợi Thế Android: Apple là thương hiệu định vị cho thị trường cao cấp với đối tượng khách hàng có tài chính khá giả, trong khi Android lại tập trung vào tập khách hàng bình dân hơn, nên thị trường cũng rộng hơn. (những thị trường Android chiếm lĩnh như Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ)

2. Nếu như chiến thuật của bạn là in-app purchase hoặc tính tiền trực tiếp từ ứng dụng

Lợi thế Apple: Đối với mô hình in-app purchase, Apple tạo ra khoảng 45% lợi nhuận từ mỗi user hơn Android của Google. Các con số thống kê cho thấy, người dùng iOS sẽ có xu hướng muốn chi nhiều hơn 10% so với người dùng Android

3. Nếu như làm ứng dụng bán hàng online

Lợi thế Apple: 15% Người dùng Apple có vẻ sẽ muốn bỏ tiền ra mua đồ online nhiều hơn người dùng Android.

+Apple: 23%

+Android: 17%

4. App trả tiền hay in-app purchase

Lợi thế Apple: Người dùng Apple đương nhiên vẫn sẽ là đối tượng chịu chi nhiều gấp 5 lần so với người dùng Android.  Đó cũng là lý do vì sao đa số các lập trình viên đều muốn tiến hành làm app cho iOS đầu tiên.

5. Giá thành

Lợi thế Apple: Khi nói đến việc làm app cho Android hay iOS chi phí có thể là ngang nhau. Tuy nhiên ở một số trường hợp, phía Android sẽ phải tốn nhiều tiền hơn cho việc mua sắm các trang thiết bị để test sản phẩm so với Apple.

Cả iOS hay Android đều có những điểm mạnh và yếu khác nhau. Nếu bạn muốn hướng đến lượng người sử dụng lớn thì có lẽ Android là một lựu chọn tốt, nhưng nếu muốn kiếm tiền nhanh thì có lẽ iOS sẽ là một giải pháp không tồi khi mà họ đang sở hữu trong tay một lượng người khá trung thành và rất chịu chi.

Vậy nếu bạn là một người yêu thích sự khám phá và muốn trở thành người phát triển ứng dụng trên di động như hệ điều hành Android, iOS thì trước tiên bạn cần có kiến thức cơ bản về hệ điều hành này và sau đó bạn có thể dễ dàng phát triển các ứng dụng của nó hoặc có thể tùy chỉnh theo cách của riêng bạn.

Cơ hội dành cho tất cả những ai biết nắm bắt. Hiện Stanford - dạy kinh nghiệm lập trình đang tuyển sinh thường xuyên các khóa Lập trình di động cơ bản và nâng cao, phù hợp với nhiều đối tượng học viên. Nhanh tay đăng ký với chúng tôi để bắt đầu chinh phục con đường trở thành lập trình viên di động ngay từ hôm nay.

Link đăng ký tham gia khóa học tại đây

Sưu tầm

Nhật Lệ (Stanford - Nâng tầm tri thức)

Tags: