Học lập trình như thế nào để xin được việc làm sớm nhất

Làm thế nào để có việc làm sau một thời gian ngắn học lập trình, bài viết này sẽ có những cách giúp bạn đạt được kết quả nhanh nhất trong nghề lập trình.

Tối qua, ngày 19/05/2016, Stanford đã tổ chức thành công buổi tư vấn trực tuyến định hướng nghề lập trình (Live Stream). Nếu theo dõi các bạn dễ dàng nhận thấy  rất nhiều câu hỏi như: chọn ngôn ngữ gì, cách tiếp cận ra sao, nguồn tài nguyên nào đáng tin cậy nhất…

Đối với một người mới học lập trình, khó khăn lớn nhất chính là không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Các bạn thường tìm kiếm vấn đề này nhiều trên Google nhưng điều bạn nhận được là một kho tài nguyên khổng lồ, với các loại tài liệu, sách, video…Với kho tài nguyên vô tận đó bạn cũng sẽ thử một vài phương pháp trong đó nhưng vẫn không hiệu quả.


Buổi tư vấn trực tuyến định hướng nghề lập trình (Live Stream) tại Stanford cũng đã trao đổi, tư vấn, hướng nghiệp và giải đáp thắc mắc về nghề lập trình cho các bạn tham gia. Và bài viết này sẽ cho bạn thấy thêm những cách giúp bạn đạt được kết quả nhanh nhất trong nghề lập trình. Đó là…

Xây dựng Project

Mọi người thường có thói quen không biết cái gì đều tìm kiếm nguồn tài liệu và các phương pháp học trên mạng. Điều đó không hề sai nhưng nó sẽ gây ra một thói quen và làm các bạn ỷ lại, không chịu suy nghĩ hướng giải quyết, đây là một khiếm khuyết lớn cần khắc phục.

Làm một sản phẩm Project nho nhỏ vừa tận dụng thời gian và kiến thức của các bạn một cách hiệu quả vừa giúp bạn hoàn thành mục tiêu dài hạn. Đó cũng chính là lý do vì sao sau mỗi khóa học lập trình tại Stanford, học viên đều phải hoàn thành Project cuối khóa để tổng hợp, kiểm tra kiến thức, xem mình đã học và làm được những gì sau khi kết thúc mỗi khóa. Điều đó giúp các bạn tiếp cận các công nghệ, yêu cầu từ thực tế để các bạn vững vàng kiến thức, tay nghề sau khi hoàn thành khóa học.

Nếu bạn muốn làm một project nghiêm túc, hoặc quan trọng hơn là kiếm được việc làm, hãy chú ý những điều sau:

Không được bỏ qua kiến thức cơ bản

Khi mới bắt đầu làm project hãy nắm vững và thuần thục cú pháp cũng như làm quen với tư duy lập trình. Nếu không có kiến thức căn bản, mọi nỗ lực của bạn để hoàn thành một project sẽ đi vào ngõ cụt.


Đừng bắt đầu với những thứ quá vĩ đại

Các bạn nên bắt đầu với các project đơn giản, mỗi khi hoàn thành một trong số chúng, bạn sẽ cảm thấy được khích lệ và có nhiều động lực hơn. Không chỉ vậy, việc hoàn thành các project nhỏ ít nhiều sẽ giúp bạn nắm được cấu trúc của những project lớn.

Xây dựng cấu trúc cho project

Bạn nên xác định cấu trúc cho project một cách rõ ràng, ghi ra toàn bộ các tính năng của project. Ngoài ra, bạn cũng phải tuân theo một trật tự nhất định khi viết code. Bạn nên viết chúng dưới dạng giả mã (pseudo code) trước.

Việc xác định rõ ràng cấu trúc của project giúp mọi người dự đoán và cải thiện chất lượng code, xử lý tốt các vấn đề sắp phát sinh. Chú ý, với pseudo code, đừng quá để ý đến tiểu tiết, hãy ghi ra những gì tổng quát nhất có thể.

Đặt các mục tiêu ngắn hạn

Bạn hãy thử vạch ra một khoảng thời gian cố định hàng ngày dành cho công việc coding nói chung cũng như project của bạn nói riêng thay vì đặt một mục tiêu để hoàn thành.

Bạn muốn tiến độ project của mình nhanh chóng được hoàn thành thì bạn phải làm việc với nó hàng ngày, hàng giờ. Và để đạt được hiệu quả cũng như tối ưu hóa tốc độ, bên cạnh tần suất làm việc, có những thứ bạn phải thuộc nằm lòng.

Copy code rất lãng phí thời gian

Rất nhiều bạn trong khi xây dụng project của mình đã copy code từ một project khác rồi tùy biến nó cho project của mình. Bạn đừng nên như thế. Thay vì copy code bạn hãy dành thời gian tham khảo, tìm hiểu, phân tích tại sao nó lại như thế sau đó tự mình code lại từ đầu. Việc này sẽ vất vả nhưng bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa việc tự tạo ra nó và việc copy của người khác.

Bạn sẽ hoàn thành project rất nhanh so với tiến độ của mọi người nhưng việc copy code thường xuyên sẽ dần dần cắt đứt tư duy của chính bạn! Trong khi đó, nếu bạn tự mình giải quyết những khó khăn tuy mất nhiều thời gian nhưng nó sẽ giúp tư duy của bạn linh hoạt và sắc bén hơn.


Đừng quá cầu toàn

Sau khi project của bạn đã hoàn thành hãy cố gắng tối ưu project của bạn theo nhiều phương diện: design, chức năng, chất lượng các đoạn code... Tuy nhiên, Project của bạn không tham gia vào một cuộc thi quốc tế! Project của bạn phản ánh những kiến thức bạn đã học và vận dụng được.

Nhận phản hồi cho project của mình

Hãy tham khảo ý kiến từ những developer thực thụ hoặc những người xuất sắc hơn bạn, nhờ họ review code và phản hồi về project của bạn. Họ sẽ giúp bạn tìm ra điểm yếu và những kiến thức mà bạn không thể nhận ra.

Đến đây, chắc các bạn cũng hiểu được khi học lập trình thì quá trình xây dựng Project của riêng mình là thời gian mà bạn có thể học được nhiều thứ quý báu. Hy vọng các bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị từ bài viết này.

==========🎬 🎬 🎬==========
☎️STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: https://stanford.com.vn
Facebook: http://bit.ly/2FN0TYb
Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I
Trụ sở chính: Toà nhà iTech, Số 20 ngõ 678 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tags: học lập trình, khóa học lập trình, học lập trình cùng chuyên gia