Kiến thức cho người mới học lập trình hướng đối tượng Java Stanford đào tạo các khóa học lập trình hướng đối tượng java chuyên nghiệp, dạy học viên những kinh nghiệm lập trình khi đi làm các dự án thực tế. Nếu bạn là sinh viên công nghệ chắc hẳn bạn đã được học lập trình hướng đối tượng Java. Tuy nhiên, đến bây giờ có lẽ bạn vẫn thấy khó hiểu về lập trình hướng đối tượng cũng như cách áp dụng nó vào lập trình thực tế. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu và dễ dàng tiếp cận hơn với lập trình hướng đối tượng trong Java. Các bạn cùng theo dõi nhé. Lập trình hướng đối tượng (OPP) là gì? Phương pháp lập trình hướng đối tượng thể hiện sức mạnh ở khả năng mô hình hoá hệ thống dựa trên khả năng đóng gói, các đối tượng thực tế và bảo vệ an toàn dữ liệu, khả năng chia sẻ mã nguồn trong cộng đồng lập trình viên chuyên nghiệp, đặc biệt là khả năng sử dụng lại mã nguồn để tiết kiệm tài nguyên và chi phí. Khi bắt đầu học lập trình hướng đối tượng Java cơ bản bạn sẽ được tiếp cận với các khái niệm, những ưu và nhược điểm của nó. Object (đối tượng) nghĩa là một thực thể trong thế giới thực ví dụ như ghế, quả bóng, con chó, … Lập trình hướng đối tượng là một phương pháp để thiết kế một chương trình sử dụng các lớp và các đối tượng. – Tập trung vào dữ liệu thay cho các hàm – Cấu trúc dữ liệu được xây dựng sao cho miêu tả được các đối tượng – Dữ liệu sẽ được bao bọc, che dấu, – Chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận từ dưới lên – Chương trình được chia thành các đối tượng độc lập – Các đối tượng trao đổi với nhau thông qua các hàm Ưu điểm của lập trình hướng đối tượng – Trong việc xây dựng ứng dụng loại bỏ được những, trùng lặp dư thừa, – Giảm kích thước, thời gian phát triển hệ thống, thời gian xử lý, tăng năng xuất lao động – Giảm lỗi, dễ bảo trì, nâng cấp Các đặc tính cơ bản của lập trình hướng đối tượng * Tính trừu tượng – Lớp (class) là một khái niệm trừu tượng, đối tượng là một thể hiện cụ thể của lớp. Ví dụ: Bản thiết kế của chiếc xe hơi là lớp và chiếc xe hơi được tạo ra từ bản thiết kế là đối tượng * Tính đóng gói – Đó là gắn kết dữ liệu và code lại cùng với nhau vào trong một đơn vị unit đơn. + Các phương thức của chính đối tượng chứa dữ liệu sẽ làm mọi thao tác truy xuất vào thành phần dữ liệu từ đối tượng này qua đối tượng khác. + Bằng cách liên kết thông tin và các phương thức liên quan trong đối tượng, tính đóng gói cho phép dấu thông tin của đối tượng đó. * Tính kế thừa – Cho phép xây dựng một lớp mới dựa trên các định nghĩa của một lớp đã có. Tính kế thừa xuất hiện khi một đối tượng đạt được các hành vi và thuộc tính của đối tượng cha. Nó làm tăng tính tái sử dụng cho code và được sử dụng để đạt được tính đa hình. * Tính đa hình Với cùng một công việc nhưng nó lại thể hiện theo các hình thái khác nhau bởi những đối tượng khác nhau, khi đó tính đa hình được biểu hiện. Bài viết trên đã giới thiệu cho các bạn mới học lập trình hướng đối tượng Java một cái nhìn khái quát về phương pháp lập trình hướng đối tượng cùng với những kiến thức, các kỹ thuật cơ bản cho phát triển các ứng dụng của mình. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, chúc bạn sẽ thành công trên con đường trở thành lập trình viên Java chuyên nghiệp. ============================== ☎ STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366 Website: https://stanford.com.vn Facebook: https://facebook.com/stanford.com.vn Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I Tags: học lập trình, học lập trình java, học lập trình java trực tuyến