Tìm hiểu các kiến thức cơ bản trong lập trình c# cho người mới bắt đầu Bạn đang muốn học lập trình c# nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu ? Khám phá ngay bài viết này để bắt đầu với những kiến thức cơ bản trọng tâm trong lập trình c# cho người mới bắt đầu ở đây. Khai báo biến trong lập trình c# Trong lập trình C#, khai báo biến là bước đầu tiên để sử dụng dữ liệu. Biến là một vùng nhớ được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị mà chương trình có thể thay đổi trong quá trình thực thi. Cú pháp khai báo biến trong C# <Kieu du lieu> [Ten bien] = <Gia tri khoi tao>; Trong đó: Kieu du lieu: xác định loại dữ liệu mà biến có thể lưu trữ (ví dụ: int, string, bool, double, v.v.). Ten bien: tên do lập trình viên đặt, phải tuân theo quy tắc đặt tên. Gia tri khoi tao (tùy chọn): giá trị ban đầu gán cho biến. Ví dụ: using System; class Program { static void Main() { int tuoi = 25; // Biến kiểu số nguyên string ten = "Nguyễn Văn A"; // Biến kiểu chuỗi double diemTB = 8.75; // Biến kiểu số thực bool daTotNghiep = true; // Biến kiểu boolean Console.WriteLine("Tên: " + ten); Console.WriteLine("Tuổi: " + tuoi); Console.WriteLine("Điểm trung bình: " + diemTB); Console.WriteLine("Đã tốt nghiệp: " + daTotNghiep); } } Quy tắc đặt tên biến Khi khai báo biến trong lập trình c#, các bạn cần tuân thủ theo các quy tắc như sau: Tên biến Không bắt đầu bằng số, ví dụ: 12soLuong là sai Tên biến Không chứa ký tự đặc biệt, trừ dấu gạch dưới _, không dùng @, #, $,... Không trùng với từ khóa của C#, ví dụ: int, class, public,... Phân biệt chữ hoa – chữ thường, ví dụ: soLuong và SoLuong là hai biến khác nhau Tên biến có ý nghĩa rõ ràng, ránh đặt tên như a, b, x1 nếu không cần thiết Làm việc với các cấu trúc lập trình c# cơ bản Trong lập trình C#, cấu trúc lập trình là các thành phần cơ bản giúp bạn xây dựng logic cho chương trình. Dưới đây là các cấu trúc lập trình phổ biến nhất kèm ví dụ minh họa chi tiết: 1. Cấu trúc rẽ nhánh (Điều kiện) if else Sử dụng để kiểm tra nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện trong phần if ngược lại nếu điều kiện sai và có else thì thực hiện công việc trong phần else trong lập trình c#. int diem = 85; if (diem >= 90) { Console.WriteLine("Xuất sắc"); } else if (diem >= 75) { Console.WriteLine("Giỏi"); } else { Console.WriteLine("Cần cố gắng hơn"); } 2. Cấu trúc chọn lựa switch Cấu trúc này thường được sử dụng nếu trong bài toán có nhiều trường hợp cần so khớp sẽ giúp code rõ ràng, dễ hiểu hơn dùng cấu trúc if else. int ngay = 3; switch (ngay) { case 1: Console.WriteLine("Chủ nhật"); break; case 2: Console.WriteLine("Thứ hai"); break; case 3: Console.WriteLine("Thứ ba"); break; default: Console.WriteLine("Không xác định"); break; } 3. Cấu trúc vòng lặp Chúng ta sẽ sử dụng các cấu trúc vòng lặp dưới đây để thực hiện các công việc lặp đi lặp lại nhiều lần có tính chất giống nhau trong lập trình c#. for: Cấu trúc này gồm 3 thành phần khai báo biến quyết định vòng lặp chạy từ đâu, thành phần thứ 2 quyết định vòng lặp chạy đến khi nào và thành phần thứ 3 xác định giá trị tăng của bước lặp trong ví dụ dưới mỗi lần chạy vòng lặp tăng lên 1 đơn vị. for (int i = 1; i <= 5; i++) { Console.WriteLine("Lần lặp thứ: " + i); } while: Cấu trúc vòng lặp sẽ tiếp tục thực hiện đến khi biểu thức điều kiện còn đúng và sẽ dừng lại khi điều kiện sai ví dụ ở dưới vòng lặp sẽ kết thúc khi i lớn hơn 5. int i = 1; while (i <= 5) { Console.WriteLine("Giá trị i: " + i); i++; } do while: Cấu trúc vòng lặp sẽ thực hiện công việc trong do trước sau đó mới kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện đúng thì tiếp tục thực hiện. Nếu điều kiện sai thì vòng lặp kết thúc công việc. int i = 1; do { Console.WriteLine("In ra lần: " + i); i++; } while (i <= 5); 4. Cấu trúc mảng và vòng lặp Trong lập trình c#, bạn có thể khai báo một biến mảng để có thể chứa được nhiều giá trị. Mảng trong lập trình c# là một tập hợp gồm nhiều phần tử có cùng kiểu giá trị. Trong ví dụ dưới đây chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc vòng lặp foreach để duyệt tuần tự từ đầu đến cuối các phần tử trong mảng: string[] tenSV = { "An", "Bình", "Chi" }; foreach (string ten in tenSV) { Console.WriteLine("Sinh viên: " + ten); } 5. Cấu trúc hàm (method) Hàm trong lập trình c# là một chương trình con được sử dụng tập các đoạn code để xử lý một nhiệm vụ nào đó trong lập trình như nhập thông tin, in thông tin, so sánh hay tính toán,... static int TinhTong(int a, int b) { return a + b; } static void Main() { int tong = TinhTong(5, 7); Console.WriteLine("Tổng là: " + tong); } Như vậy qua bài viết này Stanford đã giúp các bạn học lập trình c# nắm được các cấu trúc lập trình quan trọng trong c#. Bạn có thể thực hành theo từng ví dụ trong từng phần của bài viết này. Chúc các bạn học tập tốt ! Bên cạnh tự học c#, bạn có một lựa chọn tốt để học c# bài bản dưới sự hướng dẫn của chuyên gia giàu kinh nghiệm Stanford bằng việc đăng ký tham gia ngay lớp học tại đây: http://bit.ly/2SLPYFF để chinh phục con đường trở thành lập trình viên c# chuyên nghiệp và nhận ưu đãi hấp dẫn. Hoặc bạn có thể gọi theo hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366 để được Stanford gọi lại tư vấn trực tiếp nhé. ==========🎬 🎬 🎬========== ☎️STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366 Website: https://stanford.com.vn Facebook: http://bit.ly/2FN0TYb Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I Trụ sở chính: Toà nhà iTech, Số 20 ngõ 678 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Tags: học c# cơ bản, cấu trúc c# cơ bản