Tester - miền đất hứa cho người trẻ đam mê lập trình

Hoạt động âm thầm đằng sau thành công của mỗi phần mềm hay ứng dụng nhưng testing xưa nay vẫn bị coi là công việc tẻ nhạt và nhàm chán. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, đây lại là nghề khá hấp dẫn đối với các bạn trẻ Việt Nam khi nhu cầu tuyển dụng của các công ty, đặc biệt là các công ty phát hành game tăng cao.

Tiềm năng của nghề

Trong lĩnh vực phần mềm, ngoài nghề lập trình ra thì nghề kiểm tra chất lượng phần mềm (còn gọi là Tester) có vị trí còn khá mới mẻ đối với người học công nghệ thông tin (CNTT). Hiện nay tester đang là một nghề cực khát nhân lực bởi hầu hết các bạn khi theo học công nghệ thông tin đều nghĩ sau này mình sẽ trở thành một developer. Vì vậy  nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực kiểm thử trở nên khan hiếm.
 
Nếu ở nước ngoài, tại các công ty phần mềm, trung bình cứ một lập trình viên thì có tới bốn tester. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, nghĩa là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn mới có đội ngũ nhân viên tester. Với những dự án quan trọng hơn thì tỉ lệ này đôi khi tăng lên 1:3.

Nếu bạn định hướng theo nghề tester ngay từ đầu thì bạn cứ yên tâm vì sẽ có chắc  trong tay tấm vé xin việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp.

                                     https://stanford.com.vn//Portals/0/Images/articles/Tester-stanford-day-kinh-nghiem-lap-trinh-23012014.jpg


Nghề tester là gì?

Công việc của những tester là tìm kiếm những sai sót, lỗi trong phần mềm. Công việc kiểm định phần mềm gồm 4 mức:

1. Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị).

2. Integration Test (Kiểm tra tích hợp)

3. System Test (Kiểm tra mức hệ thống).

4. Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).

Hiện nay các lập trình viên cũng như doanh nghiệp phần mềm vẫn nhìn tester như là một nghề “cấp thấp”, nghề lập trình mới thật sự là “hình thức bậc cao”, đó là một quan niệm sai lầm. Nghề tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm. Hai chữ “kiểm định” nghe có vẻ đơn giản, nhàn rỗi nhưng khâu này lại giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án.

Ngoài ra, công việc tester lại được các bạn nữ lựa chọn khá nhiều (gần 90% nhân viên tester là nữ) vì đây là một công việc tương đối nhẹ nhàng và lại phù hợp với phẩm chất của phụ nữ. Sự cẩn thận, kiên nhẫn giúp các chị em làm tốt công việc này và do đó cơ hội thăng tiến cũng rất cao. Mặc dù công việc nhẹ nhàng nhưng lại khá hấp dẫn vì luôn có những thách thức. Việc tiếp xúc với thiết bị, công nghệ mới thường xuyên sẽ giúp tester tăng thêm kiến thức và công việc không rập khuôn, nhàm chán như những lầm tưởng đã kể trên.

Những tố chất để làm tốt công việc tester

- Để kiểm tra trực tiếp trên source code (mã nguồn) của các lập trình viên, các tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester.

- Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác.

- Ngoài ra, các tester cũng cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành, để tiếp cận kiến thức mới của thế giới.

- Do đặc trưng của nghề nên các tester phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén. Nếu đã qua khâu kiểm tra mà sản phẩm vẫn bị lỗi, tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

- Cuối cùng, “một kỹ sư kiểm tra chất lượng vừa phải có cái nhìn của người phát triển phần mềm, vừa phải là người dùng đầu cuối”, vì thế để trở thành tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.

Bạn thấy mình có những tố chất để trở thành một tester? Nếu có đam mê và định hướng, hãy theo đuổi đam mê đó ngay từ bây giờ để biến ước mơ của bạn thành hiện thực bằng cách đăng ký khóa học kinh nghiệm tester tại Stanford dạy kinh nghiệm thực tế.

Nội dung chi tiết của khóa học, bạn tham khảo tại khóa học kinh nghiệm lập trình Tester tại Stanford. Ngoài ra, bạn sẽ tìm thấy những điểm đặc biệt tại Stanforddạy kinh nghiệm thực tế mà không ở đâu có được đó là:

-    Không đào tạo đại trà, mỗi lớp học sẽ có từ 5-12 học viên để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ tốt nhất cho bạn trong quá trình theo học tại Stanford.

-    Bố trí phòng học theo kiểu phòng họp, làm việc nhóm giống như tại các công ty phần mềm hiện nay để tăng tính tương tác giữa thầy và trò.

-    Bạn sẽ được học kiến thức mới và nắm chắc nó qua những buổi thực hành. Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và phát triển dự án thực tế.

-    Sử dụng thành thạo các công cụ lập trình, quản lý mã nguồn như Visual Studio, NetBean, eclipse, Visual Source safe, Team Foundation, SVN,…Các công cụ đang được sử dụng tại các công ty hiện nay.

-    Được cung cấp đầy đủ tài liệu từ Slide bài giảng, video quay lại từng buổi học của chuyên gia để bạn tiện ôn tập lại, bài tập, sourcecode demo và các tài liệu liên quan khác độc quyền mang thương hiệu của Stanforddạy kinh nghiệm lập trình.

-    Hỗ trợ trong suốt quá trình làm việc sau này khi gặp khó khăn cũng như giới thiệu việc làm và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học kinh nghiệm tại Stanford.

Các khóa học chia thành các level khác nhau như: Base, Developer, Advanced để đáp ứng, phân loại dành cho các học viên có trình độ khác nhau. Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford

 
Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 - 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 để được gọi lại tư vấn chi tiết hoặc xem tại website của Stanford 

Hy vọng sẽ sớm được đón tiếp và làm việc với bạn tại trụ sở chính của Stanford tại địa chỉ: Tầng 2, số 20 ngõ 678 đường Láng (hoặc ngõ 100 Nguyễn Chí Thanh), Đống Đa, Hà Nội.

 

(Sưu tầm và tổng hợp Bùi Uyên)

Tags: khoa hoc kiem thu phan mem