Quản lý lượng truy cập Google Analytics

Thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng sự ra đời của các công nghệ hiện đại, với mức độ lan tỏa dễ dàng và khả năng tích hợp sâu trong cuộc sống hàng ngày của phần lớn dân số. Người ta có thể tra cứu, tham khảo thông tin chi tiết những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mình trước khi đặt mua thông qua giao dịch trực tiếp hay trực tuyến với đơn vị, cá nhân cung cấp một cách dễ dàng.

Thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ bởi tốc độ sử dụng internet cùng sự ra đời của các công nghệ hiện đại, với mức độ lan tỏa dễ dàng và khả năng tích hợp sâu trong cuộc sống hàng ngày của phần lớn dân số. Người ta có thể tra cứu, tham khảo thông tin chi tiết những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mình trước khi đặt mua thông qua giao dịch trực tiếp hay trực tuyến với đơn vị, cá nhân cung cấp một cách dễ dàng. Điều này cũng giúp tiết kiệm một lượng thời gian và chi phí không nhỏ.

Tuy nhiên việc quản lý website hay các gian hàng trực tuyến không phải là công việc đơn giản. Bạn cần phải đánh giá mặt hàng bạn kinh doanh có tiềm năng hay không, website của đơn vị có thu hút khách truy cập? hay thời gian duyệt web của họ là bao lâu? Vấn đề mà khách quan tâm nhất trên website của bạn là gì? Để từ đó đưa ra những quyết sách cần thiết để phát triển và thành công

Nhằm giúp các nhà quản trị rảnh tay hơn trong công tác quản lý trực tuyến, Google  đã cho ra đời một công cụ phân tích và thống kê miễn phí; đó là Google Analytics. Với dịch vụ này người quản trị có thể đưa ra các lập luận chính xác để tối ưu hóa Website đạt hiệu quả lớn nhất. 
Bạn đã biết cách sử dụng Google Analytics chưa? Stanford – dạy kinh lập trình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách thiết lập và sử dụng công cụ Google Analytics, để bạn có thể dễ dàng  theo dõi website của mình.

Khi sử dụng google analytic bạn cần phải có:
1. Một website: Google analytics đòi hỏi bạn phải đặt một mã theo dõi trên website của bạn. Nó giống như một camera theo dõi vậy, nó sẽ ghi lại toàn bộ tiến trình của website và gửi một bảng báo cáo về bảng điều khiển tại trình đăng nhập của google analytics.
2. Tài khoản google analytics: Với một tài khoản google thông thường bạn chỉ cần đăng nhập vào trang http://www.google.com/analytics/ rồi thực hiện một vài hướng dẫn. Như vậy là bạn đã kích hoạt google analytics rồi,hoặc bạn có thể đăng ký một tài khoản google analytics mới cũng được.
3. Cài đặt plugin google analytics cho blog wordpress của bạn: Có rất nhiều cách để đặt code google analytics (GA) lên website của bạn, nhưng cách đơn giản và nhanh nhất là cài đặt plugin google analytics. Bạn có thể download tại địa chỉ này: http://wordpress.org/plugins/googleanalytics/.
Sau khi đã download về chúng ta tiến hành cài đặt như những plugin thông thường khác và tiến hành config cho nó. Config thì đơn giản thôi, chúng ta chỉ cần copy mã google analytics rồi paste vào phần setting của GA.
Đặt mã GA lên setting plugin sau đó bấm Save changes
Sau khi đã hoàn tất các thao tác ở trên thì bạn đăng nhập lại vào tài khoản google analytics của mình. Trong phần quản trị bạn sẽ chọn tất cả dữ liệu trang web.

Vậy là xong phần thiết lập hệ thống rồi. Tiếp theo, Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế sẽ giải thích cho các bạn một vài thông số thông dụng nhất mà chúng ta hay sử dụng trong giao diện quản lí.

A. Audience
1. Pageview: số lần xem trang web. Mỗi lần ai đó mở 1 trang web thì được tính là 1 pageview, cho dù trang đó được mở nhiều lần bởi 1 người.
Muốn tính trung bình mỗi khách tạo ra bao nhiêu pageview, ta lấy tổng số pageviews chia cho tổng số khách truy cập (visitor).
2. Visit: là số lần ghé thăm. Ví dụ: Tôi vào website (cửa hàng), làm gì đó rồi đi ra, được tính là 1 lần ghé thăm. Một ngày tôi vào…ra 3 lần được tính là 3 visits.
3. Unique Visitor: là số khách (người) ghé thăm. Mỗi visitor tạo ra nhiều visit, pageview và hit. Google dựa vào địa chỉ IP và Cookie để biết đây là khách hàng mới hay khách hàng cũ quay trở lại website. Đây là thông số quan trọng mà chúng ta cần chú ý.
4. Bounce rate: (Tỉ lệ lượng truy cập rời khỏi site ngay trang đầu tiên họ vào) đồng nghĩa tỉ lệ nghich với chất lượng bài viết của bạn. Thông số này giúp chúng ta cải thiện hơn nữa chất lượng của các bài viết. Bạn có thể hiểu đây là thước đo chất lượng nội dung của một website.
5. G.Avg time on site : Thời gian truy cập trên site tỷ lệ thuận với chất lượng bài viết và tỷ lệ nghịch với Bounce Rate

B.Tracffic source:
6. Direct Traffic (Lưu lượng truy cập trực tiếp)
7.Referral Traffic (Lưu lượng truy cập gián tiếp thông qua backlink  được trỏ từ 1 site khác tới site bạn)
8.Organic Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm cơ bản, lưu lượng tìm kiếm không có sự can thiệp của nhà cung cấp SE)
9.Paid Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm từ dịch vụ quảng cáo của nhà cung cấp SE và có trả phí – Adword Google) thể hiện mức độ hiệu quả trong đầu tư.
Trên đây là những thông số cơ bản mà một webmaster hay sử dụng để theo dõi tiến độ website của mình, còn rất nhiều thông số khác mà một người làm website cần phải nắm vững.

Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo công cụ Google Analytics để quản trị tốt hơn website của mình.
Còn nếu muốn trở thành lập trình viên, người phát triển phần mềm  đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty, cá nhân mình đến với khách hàng một cách nhanh và hiệu quả nhất thì bạn cần phải trang bị thêm cho mình kiến thức về Seo (Search Engine Optimization: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Bạn có thể nghiên cứu tài liệu trên Internet hoặc tham khảo qua khóa học Seo for base tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế của chúng tôi. Khóa học cung cấp đầy đủ những kiến thức, kỹ thuật, thủ thuật và công cụ quản trị giúp tối ưu hóa hệ thống website, diễn đàn, page pane,… của bạn cũng như vận dụng kỹ thuật đó để thực hiện kiếm tiền online trên chính hệ thống của bạn.

Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin. Với phương châm "Học để làm việc" cùng đội ngũ chuyên gia chất lượng cao chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất. Đến với Stanford, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm làm việc thực tếrèn luyện kỹ năng làm việc nhóm và có cơ hội tham gia các dự án đang phát triển tại công ty chúng tôi. 
Stanford luôn chờ đón bạn. Hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 - 024 6662 3355 để được tư vấn chi tiết nhé.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ

Tags: