Bí quyết giúp SEO hiệu quả nhất

Trong xã hội ảo, những trang web xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm có cơ hội thu hút được nhiều người tìm kiếm truy cập vào hơn. Vì vậy, nếu SEO (Search Engine Optimization) tốt bạn sẽ tăng được lượng người truy cập từ các trang web tìm kiếm.

Một chuyên gia quảng cáo web cho rằng: “Trên Internet, thương hiệu không là gì cả. Xuất hiện cao trên kết quả tìm kiếm mới quan trọng. Nếu công ty bạn không có mặt trong 3 trang đầu tiên của Google, bạn chả là gì cả”.

Thống kê trên thế giới cho thấy, khoảng 70% người tìm kiếm không xem hết quá trang đầu, 97% không xem tới trang thứ 3. Ở Việt Nam, theo khảo sát của VinaLink, khoảng 50% lưu lượng vào các trang web do Google đem lại. Vì vậy, không ngạc nhiên khi dịch vụ SEO ở Việt Nam chủ yếu là trên Google.

Bạn yêu thích và lựa chọn SEO để phát triển? Cách thức SEO của bạn có mang lại kết quả tốt không? Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình xin chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp bạn SEO hiệu quả.

Trước khi SEO chúng ta nên tìm hiểu và hiểu về hành vi của người dùng cũng như cách thức hoạt động của Google để đưa ra được định hướng xây dựng bài viết - đưa liên kết nội bộ vào bài viết, xây dựng liên kết ngoài (backlink) và từ đó nâng cao thứ hạng Website.


Người dùng trên Internet:

Chắc hẳn bạn cũng như bất kỳ khách hàng nào trước khi mua 1 sản phẩm nào đó thì trước hết là họ phải có nhu cầu, có nhu cầu rồi thì sẽ đi tìm kiếm thông tin và so sánh xem sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào chưa tốt rồi mới quyết định mua, khi mua rồi và dùng kiểm nghiệm rồi thì họ sẽ có những đánh giá về sản phẩm mà họ đang dùng và đi chia sẻ cái kinh nghiệm đó.

Google hoạt động như thế nào?

Bạn vào Google tìm kiếm và chỉ chưa đầy 1 giây Search Engine đã trả về cho bạn hàng chục ngàn kết quả . Làm thế nào mà Google có thể làm được điều này ? Search Engine hoạt động như thế nào ?


Google hoạt động dựa trên mạng lưới hàng ngàn máy tính nên có thể nhanh chóng thực hiện nhiều xử lý song song. Google thực hiện tìm kiếm dựa trên ba thành phần :

1. Googlebot, Web Crawler của Google

Googlebot là một robot của Google, tìm và lấy các trang trên các web, đưa chúng vào chỉ mục của Google (indexer). Có thể tưởng tượng nó giống như một con nhện nhỏ. Nó sẽ bò vào website của bạn, đi theo các liên kết đến các page khác trong website để lập bản đồ, gửi một bản nội dung bằng html về máy chủ của Google. Từ nội dung mà Google bot gửi về, google sẽ có thuật toán đánh giá các nội dung để biết website của bạn mạnh về từ khóa nào và nội dung gì.

Google bot sẽ quay lại website của bạn theo chu kỳ, chu kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào việc website của bạn có được tối ưu, cập nhật nội dung thường xuyên, có được chia sẻ rộng rãi hay không .

Google tìm các trang web theo hai cách: thông qua địa chỉ URL và qua việc tìm kiếm các link trên web.

2. Google Indexer


Sau khi Googlebot tải về toàn bộ các trang được tìm thấy, những trang này được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của chỉ mục Google (hay nói cách khác là được Google Index). Cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái các cụm từ tìm kiếm, mỗi mục sẽ lưu một danh sách các tài liệu có chứa từ tìm kiếm này và vị trí nó xuất hiện trong văn bản. Nhờ đó, cấu trúc của dữ liệu cho phép truy cập nhanh chóng các tài liệu có chứa các truy vấn của người dùng.

Để cải thiện hiệu suất tìm kiếm, Google sẽ bỏ qua (không index) những từ gọi là “stop words” (the, is, on, or, of, how, why, as well as cũng như những chữ số 1 chữ số và một số chữ cái đơn). Google  cũng bỏ qua các dấu chấm câu và các khoảng để dấu cách quá lớn, cũng như chuyển tất cả các chữ cái về dạng viết thường.

3. Bộ xử lý truy vấn của Google

Bộ xử lý truy vấn bao gồm giao diện người dùng (box tìm kiếm trên trang chủ Google), “bộ máy” đánh giá mức độ liên quan giữa truy vấn và các dữ liệu, văn bản, và hiển thị kết quả tìm kiếm.

PageRank (Những người làm SEO thường rất quan tâm tới vấn đề này) – hệ thống xếp hạng các trang web của Google góp phần rất quan trọng việc đánh giá của Google. Một trang có PageRank cao hơn được coi là quan trọng hơn và có nhiều khả năng được hiển thị ở vị trí cao hơn các trang PageRank thấp. Google dựa trên rất nhiều yếu tố để đưa ra chỉ số PageRank và quyết định những tài liệu nào liên quan đến truy vấn, bao gồm cả sự phổ biến của trang, vị trí và số lượng các từ tìm kiếm trong trang, và mức độ liên quan đến các từ tìm kiếm trên trang.

Với những chia sẻ như vậy bạn đã hiểu được cơ chế hoạt động của Google chưa? Nếu bạn chưa tự tin và muốn nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm làm SEO của mình hãy tham khảo qua khóa học Seo for base tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế. Chúng tôi sẽ giúp bạn hài lòng và thành công với SEO.

Còn nếu bạn là những lập trình viên, người phát triển phần mềm hay những người đang có ý định xây dựng, phát triển các hệ thống kinh doanh trực tuyến và có những hiểu biết nhất định về các ứng dụng trên nền tảng webbased. Bạn muốn đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty, cá nhân mình đến với khách hàng một cách nhanh và hiệu quả nhất. Thì học Seo for base tại Stanford – học để làm việc sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức, kỹ thuật, thủ thuật và công cụ quản trị giúp tối ưu hóa hệ thống website, diễn đàn, page pane,… của bạn cũng như vận dụng kỹ thuật đó để thực hiện kiếm tiền online trên chính hệ thống của bạn.

Nội dung chi tiết của khóa học, bạn tham khảo tại khóa học kinh nghiệm Seo của Stanford. Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại :các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford

Còn chờ gì nữa! Hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 - 024 6662 3355 để được tư vấn chi tiết nhé.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ

Tags: