Bí kíp thành công trong ngành công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin đã trải qua nhiều biến đổi to lớn trong vài năm vừa qua, tuy nhiên đây vẫn là ngành nghề được ưa chuộng và thu hút số lượng lớn sinh viên vừa tốt nghiệp.

Hiện nay, nước ta có khoảng 450 trường ĐH-CĐ đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT), tương ứng với đó là một số lượng lớn cử nhân, kĩ sư ngành CNTT ra trường mỗi năm, nhưng trong số những người đã tốt nghiệp thì có tới “72% không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kĩ năng làm việc nhóm và đến 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên mới”.


Cũng theo điều tra của nhansuvietnam.vn, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang thiếu trầm trọng lao động chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Các đơn vị tuyển dụng đều cho rằng: nhân lực chất lượng cao phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm chủ được các thiết bị, công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn, giao tiếp; có kỹ năng xã hội: giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt động sáng tạo; tác phong lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức khỏe tốt.

Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng thiếu nhân lực chất lượng cao ngành CNTT? Có phải chỉ cần kiến thức trên lớp đã đủ để giúp các bạn thành công trong nghề?

Các chuyên gia tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết cho các bạn sinh viên, để có thể trang bị thêm những kỹ năng mới giúp bạn làm việc được ngay.

Các kỹ năng phân tích và kỹ thuật

Có một số yêu cầu chung đối với các sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, mặc dù chúng có thể thay đổi tuỳ theo công việc cụ thể hay nhà tuyển dụng.

Bạn cần phải thể hiện được kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề và năng khiếu kỹ thuật xuất sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Chúng có thể được chứng minh qua kết quả học tập và các dự án mà bạn đã tham gia. Bằng cách này bạn sẽ thể hiện được kiến thức sâu rộng về việc ứng dụng các kiến thức vào môi trường làm việc thực tế.

Điểm số mà các nhà tuyển dụng thường mong đợi là >7.00. Các bài kiểm tra năng khiếu cũng thường được sử dụng.
Đối với một vài nhà tuyển dụng, khả năng học hỏi nhanh các hệ thống cũng quan trọng như các kiến thực kỹ thuật. Sự sáng tạo, ý tưởng cũng được đề cao, đặc biệt là trong vai trò nghiên cứu hay thiết kế web. Ở một số công ty, bạn phải thể hiện các kiến thức chuyên môn về hệ thống công nghệ thông tin ví dụ như trong lĩnh vực truyền thông. 

Kỹ năng giao tiếp

Nhiều dự án công nghệ thông tin đòi hỏi làm việc tập thể, vì thế bạn cần có khả năng lắng nghe, thảo luận và thương lượng với cả khách hàng và đồng nghiệp.Khả năng quản lý thời gian và hoàn thành công việc đúng hạn. Các kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng nếu bạn đang ở vai trò là nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. Đối với vai trò quản lý dự án, bạn cần phải có khả năng tổ chức. 

Bạn có thể chứng minh cho việc sở hữu các kỹ năng này thông qua: kết quả học tập, kinh nghiệm làm việc, công việc thực tập, công việc tình nguyện, các hoạt động ngoại khoá…

Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh sự hiểu biết và khả năng thích ứng của bản thân với ngành nghề này.
Với vai trò là nhân viên kinh doanh hay hỗ trợ kỹ thuật, bạn cần nhận biết được các nhu cầu của khách hàng. Do sự canh tranh gay gắt và áp lực rút giảm chi phí, các nhân viên kỹ thuật cũng phải có được sự nhạy bén và khả năng thay đổi theo hoàn cảnh.
Các kỹ năng này đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu bạn quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh hay làm việc trong ngành công nghệ thông tin.

Làm sao để tìm việc thành công

Cuộc chạy đua tìm kiếm công việc giữa các sinh viên tốt nghiệp ngày càng gay gắt hơn, vì thế bạn phải biết cách tự làm nổi bật mình.
Hãy xét đến các điểm mạnh và sự quan tâm của bạn. Ví dụ:
Bạn thích công việc nào hơn thiết kế cơ sở dữ liệu, quản trị mạng hay thiết kế web?
Bạn đang tìm kiếm một công ty tầm cỡ phải không?

Bạn phải đảm bảo có đủ các chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Nếu kết quả học tập của bạn không khả quan, đừng buồn, hãy tạo cơ hội cho mình thông qua các kinh nghiệm liên quan hay tham dự một khoá học bổ sung kiến thức nào đó- Không bao giờ quá muộn để thực hiện ước muốn của bạn cả.

Như vậy, không chỉ có kiến thức trên lớp học, các bạn sinh viên ngành CNTT cần phải trang bị thêm cho bản thân những kĩ năng thực tiễn bên ngoài. 

Để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng hiện nay, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng theo mô hình “Dạy kinh nghiệm thực tế”. Với phương châm "Học để làm việc" cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia chất lượng cao, chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Nhờ học tập tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế mà rất nhiều bạn đã trở thành những kỹ sư công nghệ thông tin chuyên nghiệp, được đánh giá cao. Còn bạn thì sao?

Stanford luôn chờ đón bạn! Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 - 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 - 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết hoặc xem tại website: stanford.com.vn.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ






Tags: