Tại sao nên chọn lập trình Android?

Với lượng thiết bị smartphone android được tiêu thụ trong đầu của năm 2014, Android đang chiếm hơn 81% thị phần điện thoại kích hoạt toàn cầu. Một con số kỷ lục và áp đảo hoàn toàn so với các nền tảng khác

Xin chào các bạn yêu thích lập trình (nói chung) và lập trình android/mobile_app (nói riêng)!

Hôm nay, Stanford – dạy kinh lập trình sẽ chia sẻ con đường sự nghiệp của một nhà phát triển android_app , những bí kíp dành cho những người học làm android.

Tại sao nên học Android?

Các chuyên gia tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế cho biết, với lượng thiết bị smartphone android được tiêu thụ trong đầu của năm 2014, Android đang chiếm hơn 81% thị phần điện thoại kích hoạt toàn cầu. Một con số kỷ lục và áp đảo hoàn toàn so với các nền tảng khác. Trong số 230 triệu chiếc điện thoại thông minh được bán ra thì có tới 183 triệu chiếc là thiết bị chạy nền tảng android, trong khi đó iOS bán được 31 triệu (13,6% phần) và Windows Phone bán được 9 triệu (3.9% thị phần). Thị phần của máy tính bảng cũng chứng kiến sự thống trị tuyệt đối của nền tảng android với 52 triệu thiết bị được bán ra, chiếm 67% thị phần, trong khi đó iOS đứng thứ 2 với 28% thị phần.

Bạn cứ thử tưởng tượng với 1 app như Flappy bird, được cài đặt trên 1% số điện thoại android được kích hoạt trong quí thì chúng ta đã có gần 2 triệu thiết bị chạy game này. Bạn thử nhân con số này với lượt quảng cáo trong ngày và trong tháng sẽ ra được 1 số tiền khổng lồ.

Học Android thế nào?

Thế giới của những nhà phát triển app cũng giống như thế giới của gamer, với vô số dạng người, trở ngại và các giai tầng. Vậy làm thế nào để chúng ta xây dựng kỹ năng đúng đắn nhất trong một thời gian ngắn nhất để đạt được kết quả kỳ vọng cao nhất.
Cũng giống như bất kỳ một thế giới nào, bạn bước vào android world với vị thế là một người bắt đầu. Có 6 giai tầng bạn có thể đạt tới: 

Newbie(người bắt đầu): đây là giai đoạn bạn bắt đầu bỡ ngỡ làm quen với việc phát triển app android. Mọi thứ đều mới mẻ, lạ lẫm và dường như quá nhiều thứ để học. Học là cả một quá trình dài. vì vậy bạn nên xác định mục tiêu dài hạn và có cái nhìn bao quát về thế giới android/smartphone.

Bạn nên đặt câu hỏi: mình nên tự học hay tới các trung tâm học nghề, mục tiêu học là làm việc hay thi lấy bằng cấp, tìm hiểu các cuốn sách hay ở đâu?. Phải có chiến thuật ngay từ đầu, đề ra những định hướng cho con đường học lập trình của mình.
Tự học là một kỹ năng rất quan trọng. Bạn sẽ phải học cách đọc tài liệu, tra cứu trên google,stackoverflow, …để trau dồi kiến thức.  Kiên trì là tính cách rèn luyện khi tự học vì với biển kiến thức trên Internet như vậy, bạn rất dễ lạc hướng và ngại dần đều dẫn tới từ bỏ.

Để tiết kiệm thời gian, bạn nên đến các trung tâm dạy nghề và học hỏi từ đội ngũ giảng viên ở đây. So với tự học, bạn sẽ được giảng viên tận tình dẫn dắt vào thế giới android  và định hướng cho bạn cách học tốt nhất.

Tại Stanford – học để làm việc, bạn sẽ được các chuyên gia, giảng viên cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm và có cơ hội tham gia các dự án đang phát triển tại công ty. Với mô hình đào tạo của chúng tôi là mô hình "Dạy kinh nghiệm thực tế" làm việc theo nhóm dự án phần mềm, bố trí phòng học theo bàn họp làm việc nhóm để tăng sự tương tác giữa chuyên gia và học viên. 

Giai đoạn này Stanford cũng khuyên các bạn nếu có ý tưởng, hãy mạnh dạn thực hiện nó? Flappybird cũng rất đơn giản và được tạo ra trong 3 ngày mà thu về 500.000$ 1 ngày đó sao. Truffy jump đồ họa cực xấu, cách chơi điên rồ nhưng luôn là top trên AppStore hay GooglePlay. Noteplus đơn giản, bán 10$ mà vẫn bán cực chạy. Chúng ta là newbie và tạo ra các app cho newbie sử dụng. Có phải ai cũng rành công nghệ, thích sử dụng các app rối rắm, lắm chức năng và phức tạp đâu.

Coder(những người viết app đơn giản hoặc chuyển ngôn ngữ pseudo sang android): giai đoạn bạn bắt đầu trải nghiệm thế giới nhiều mầu sắc của android, biết cách tra cứu tài liệu trên developer.android.com và tự tin sử dụng các API của android. Thường ở giai đoạn này, bạn sẽ gia nhập vào một nhóm làm hoặc tham gia vào các dự án của công ty. Lúc này bạn sẽ làm những công việc đơn giản trước như tạo giao diện, viết các module nhỏ và đơn giản. Hãy học cách làm việc nhóm, học cách thỏa hiệp và tranh luận. Hãy nhân cơ hội kết hợp học và hành, học để dẫn đường đúng đắn cho tư duy và hành để kiểm định, làm sâu sắc thêm kiến thức.

Programmer(những người có khả năng độc lập viết module): giai đoạn bạn đã có thể tự mình phát triển một module riêng lẻ, hoặc tự viết các app tương đối phức tạp. Bạn có thể đọc, hiểu và sử dụng các thư viện ngoài/ các opensource cho việc phát triển dự án nhanh hơn.. Bạn sẽ phải học cách nghĩ của người khác để hiểu họ thiết kế thư viện thế nào, học cách đo performance của lib để sử dụng cái này mà không sử dụng cái kia, học về làm game, về openGL, về sprite và cực nhiều thứ hay ho khác. Lúc này, bạn có thể tự tin làm việc độc lập, nhận dự án bên ngoài như một indie developer. Các ứng dụng của bạn ổn định, đẹp hơn cả về UI và kiến trúc, performance tốt (app của mobile cần chạy tốn ít RAM/CPU và ít pin nhất có thể). Lúc này làm app chính là cơ hội để bạn học và nâng cao kiến thức.

Senior programmer(lập trình viên cao cấp, chuyên giải quyết các bài toán phức tạp): lúc này bạn hiểu khá rõ mọi ngóc ngách của android rồi. Bạn sẽ tham gia các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ các expert trong ngành. Bạn tìm đọc các bài báo về android, tham gia tranh luận trong các hội thảo lớn, viết các bài chia sẻ kiến thức. Lúc này cái quan tâm nhiều hơn của bạn là tìm cách cải tiến UI/ xử lý về performance, bạn biết sử dụngmonkey/monkey runner để test app. Đây là giai đoạn bạn chiêm nghiệm mọi thứ mà bạn đã làm, refactor lại các đoạn code, quan tâm nhiều tới design pattern (tổ chức sao cho khoa học, tối ưu, dễ code, dễ bảo trì). 

Architecture(kiến trúc sư, người có thể phối hợp nhiều giải pháp ở các ngôn ngữ khác nhau): giờ bạn đã có thể tự tin nói mình hiểu hầu hết mọi thứ của android, có thể thiết kế, kiến trúc một app sao cho chạy tốt nhất và tốn ít tài nguyên nhất. Bạn có đủ kinh nghiệm triển khai các dự án cực lớn và hiểu biết mọi thứ phục vụ cho android.

Guru(thánh code): những idol lớn trong ngành. Họ thực sự hiểu biết sâu sắc mọi vấn đề và những kinh nghiệm của họ luôn là vốn quí cho bất kỳ ai, từ những newbie cho tới những architecture.

Dictator(gọi là các idol, đầu tầu của ngành): bạn có thể lãnh đạo cộng đồng android, thay đổi bộ mặt của android

Cuối cùng bạn hãy học hàng ngày vì ngành CNTT thay đổi nhanh chóng, kiến thức một vài năm trước có thể đã không còn sử dụng được nữa. Tất cả mọi người, kể cả dictator ngành lại quay về con số 0 tròn trĩnh như bạn mà thôi. Hãy luôn tâm niệm “Khao khát nhất để học, ngây ngô nhất để học.” Và bạn sẽ ở vị trí top trong một tương lai không xa đâu.

Với những chia sẻ thành công của lập trình Android như  vậy, là người yêu thích lập trình bạn có muốn trở thành một lập trình viên giỏi không? Nếu bạn muốn tạo ra những ứng dụng riêng của Android hãy tham gia khóa học lập trình Android tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình nhé! Chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn thành thạo từ cơ bản đến chuyên sâu với nền tảng Android.

Ngoài ra còn rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn tại Đại bản doanh của Stanford. Chi tiết xem các chương trình ưu đãi.Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline: 0866 586 366 - 0963 723 236 hoặc 024.6275 2212 - 024.6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết hoặc xem tại website: https://stanford.com.vn/.

Sưu tầm và Tổng Hợp

Nhật Lệ

Tags: