Làm thế nào để thành công trong cuộc phỏng vấn CNTT

Ứng viên ngành CNTT thường yếu về các kỹ năng miềm trong phỏng vấn, không hiểu đúng và trả lời đúng vào câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Ứng viên ngành CNTT thường yếu về các kỹ năng miềm trong phỏng vấn, không hiểu đúng và trả lời đúng vào câu hỏi của nhà tuyển dụng. Thiếu kỹ năng bộc lộ điểm mạnh, tiềm năng của mình gắn với yêu cầu nhà tuyển dụng, nhiều bạn bị trượt vì cách thể hiện chưa giải quyết mong muốn của nhà tuyển dụng.

Chính vì vậy mà các cuộc phỏng vấn chuyên môn luôn làm cho rất nhiều ứng viên CNTT lo lắng. Bài viết dưới đây của Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình, hy vọng sẽ giảm bớt phần nào sự căng thẳng trong các bạn, giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi về quy trình phỏng vấn và sẽ chiến thắng trong các cuộc phỏng vấn về chuyên môn, kỹ thuật.

Một thực tế của cuộc sống

Hãy học cách đối mặt với các cuộc phỏng vấn chuyên môn, chuẩn bị trước một số câu hỏi phỏng vấn (hoặc một số thể loại câu hỏi phỏng vấn) mà các nhà tuyển dụng thường hỏi và cũng nên hiểu những kỹ năng gì mà các nhà phỏng vấn chuyên môn đang thực sự tìm kiếm. Trái ngược với những gì mà bạn có thể cảm nhận trong cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng không đáng sợ đến mức thức cả đêm để nghĩ ra những cách mới để tra tra khảo các ứng viên với những câu hỏi khó của mình.

Mục đích của các cuộc phỏng vấn chuyên môn

Mục đích của các cuộc phỏng vấn chuyên môn là để đánh giá mức độ hiểu biết, kỹ năng của bạn trong các chủ đề liên quan đến vị trí mà họ đang cân nhắc bạn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn về bất kỳ hoặc tất cả những tiêu chí dưới đây:

-         Đầu tiên và quan trọng nhất là khả năng hiểu biết của bạn về công việc bạn sẽ ứng tuyển.

-         Độ chính xác của bạn đến mức nào, đặc biệt là cho một vị trí mà bạn sẽ được chỉ định để viết báo cáo hoặc tài liệu, các bài thuyết trình của bạn thực hiện với khách hàng hoặc quản lý cấp trên.

-         Sự điềm đạm và duyên dáng của bạn như thế nào đặc biệt là trong 1 vị trí như hỗ trợ về công nghệ, hay quản trị hệ thống nơi mà bạn sẽ phải gặp gỡ với nhiều người ở nhiều cấp bậc khác nhau trong các tổ chức.

-         Khả năng chịu được áp lực của bạn như thế nào đặc biệt nếu như vị trí của bạn thường dưới áp lực cao và công việc đòi hỏi hoàn thành trong thời ngắn.

-         Khả năng đổi mới của bạn ?, liệu bạn có khả năng nhìn xa hơn ngoài những gì bạn phải làm để đưa ra những giải pháp mới hơn là theo những cách làm cũ.

-         Liệu bạn đã có những kinh nghiệm thực sự với những sản phẩm hay bạn chỉ biết về lý thuyết như bạn đọc từ sách vở hay ở trường học.

-         Khả năng tư duy của bạn như thế nào. Ví dụ như liệu bạn chỉ biết về một dòng sản phẩm nào đó ví dụ như của Microsoft hay Novell, hay bạn đã có một nền tảng kiến thức rộng hơn? Vì đó chính là điều cần thiết trong thế network hiện đại ngày nay.

-         Bạn có nhiệt tình với những công việc phát sinh thêm ngoài giờ không khi cần thiết? bạn có cảm thấy vui và tự hào khi làm việc hoặc khi làm tốt công việc?

-         Bạn biết cân bằng giữa tham vọng và tính cách của người lãnh đạo như thế nào với khả năng theo dõi làm theo chỉ dẫn của lãnh đạo thậm chí khi bạn không tán thành?

-         Lòng trung thành của bạn với công ty

-         Sự trung thực của bạn (kể cả việc liệu bạn có thể nói hoặc sẵn sàng nói “ tôi không hiểu ” khi bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi). Khả năng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi và tìm ra giải pháp cho những vấn đề mà bạn chưa biết.

Có công mài sắt

Thực hành các kỹ năng phỏng vấn của mình với một người bạn có hiểu biết về các kỹ thuật trên và chính bản thân bạn thực hành trả lời những câu hỏi đó trước gương. Thu hình các cuộc phỏng vấn của bạn có thể là những trợ giúp cực kỳ hữu ích. Mặc dù đây là lần đầu bạn có thể bối rối khi nhìn những gì mình “ thể hiện” , có thể bạn sẽ ngạc nhiên về có một số cử chỉ phát biểu còn luống cuống của mình (ví dụ như cứ nhắc lại những từ như “ Ngài biết đấy ”, hay “ ý tôi là ” hay “ ừm ” ) mà trước đó bạn không để ý.

Khi bạn xem lại cuộn băng, hãy tự hỏi bản thân một số câu hỏi như:

-         Bạn có nhiệt tình không? Bạn có phản ánh mình là một ai đó thực sự đang muốn xin một việc làm không?

-         Ngôn ngữ cử chỉ của bạn có gây ra những tín hiệu khó hiểu không (ví dụ như tư thế mất hứng thú có thể cho thấy sự lười biếng hoặc tùy tiện hay ánh mắt tỏ ra không thành thật có thể làm người ta hiểu mình thiếu trung thực)

-         Bạn có trả lời một cách tự tin và rõ ràng khi bạn biết câu trả lời cho câu hỏi?

-         Trong trường hợp nếu bạn không biết câu trả lời bạn cứ hãy nên trả lời với một tư thế tự tin, không nên tỏ ra mình có lỗi hoặc tỏ ra lúng túng và sau đó thì nên nói với người phỏng vấn những gì bạn sẽ học, sẽ làm để tự tìm ra đáp án cho câu hỏi đó.

Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đi xin việc.

Là một trong những trung tâm đầu tiên áp dụng thành công mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng vừa có kỹ năng chuyên môn, vừa có kỹ năng mềm chuyên nghiệp. Stanford – học để làm việc luôn mang đến cho các bạn chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

Tham gia vào khóa học lập trình tại Stanford, các bạn được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, khuyến khích tự do, tư duy và sáng tạo. Các học viên được học lý thuyết song song với thực hành, được tham gia vào các dự án phần mềm đang phát triển tại công ty, giúp các bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao.

Bên cạnh đó, ngoài kỹ năng chuyên môn còn có những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết CV, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Những yếu tố ấy sẽ là chìa khóa để các bạn có thể chinh phục nhà tuyển dụng và giành thành công.

Tại Stanford, các khóa học kinh nghiệm lập trình được khai giảng liên tục trong tháng như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, khóa học kinh nghiệm Tester, các khóa học về lập trình web…Chi tiết các khóa khai giảng xem tại đây.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: học lập trình, khóa học lập trình