Học lập trình thế nào để trở thành một lập trình viên giỏi?

Đối với ai làm trong ngành công nghệ phần mềm đều biết việc cập nhật kiến thức là điều bắt buộc nhưng để học đạt hiệu quả lại là vấn đề của nhiều người.

Đối với ai làm trong ngành công nghệ phần mềm đều biết rằng việc cập nhật kiến thức là điều bắt buộc nhưng làm thế nào để học hiệu quả lại là vấn đề của rất nhiều người. Bài viết này là những kinh nghiệm của các chuyên gia tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình được chúng tôi đúc kết lại hi vọng nó sẽ giúp ích được cho nhiều người.


Một số sai lầm trong cách học

Không có mục tiêu:

Có những người rất ham học nhưng không có mục tiêu, nay học cái này mai học cái khác. Lên web thấy công nghệ này hot học được vài ngày, mai thấy công nghệ kia hot lại học được vài ngày. Những cái vừa biết do không ôn luyện thường xuyên thì cũng bị mất nên kiến thức không thu lại được tới đâu. Một thời gian dài thấy mình không đạt được mục tiêu nào cả, cái nào cũng nghe, cũng biết nhưng chỉ ở mức “nhập môn”.

Không học những cái cơ bản:

Mọi người đều biết rằng trẻ con lớp 1 không thể làm bài tập lớp 8, bỏ qua trí thông minh phát triển theo độ tuổi thì kiến thức phải được tích lũy từ từ, để hiểu được cái nâng cao thì phải thông cái nền tảng, học thì phải học cái gốc chứ không phải học cái ngọn. Nhiều người bỏ ra rất nhiều thời gian ra học (thật ra là nhớ) các hàm API sử dụng như thế nào, viết được vài cái Form cho một công nghệ mới như Avalon là đã vui lắm rồi, sau này một công nghệ mới thay đổ hoàn tòan công nghệ cũ thì họ lại mất công học lại từ đầu và bị những người trẻ qua mặt. Bạn đã từng là một lập trình viên, QC, BA hay manager?

Việc không có kiến thức nền tảng cũng khiến cho bạn không thể học những kiến thức nâng cao nhanh được, tốc độ học sẽ là hậm dần đều, đến 1 lúc nào đó bạn sẽ không thể nào tiến lên được nữa.

Không chịu suy nghĩ:

Nhiều người dành thời gian để học nhưng thực sự là nhớ. Họ nhớ syntax, nhớ process, nhớ format etc. Rõ ràng là hậu quả của cách học phổ thông đã ăn sâu vào tiềm thức, họ có thể thấy sai trên người khác nhưng lại áp dụng 1 cách vô thức cho mình. Không chịu suy nghĩ, chỉ nhớ mà làm mà lấy bằng thì độ tiếp thu kiến thức nhiều lắm là 50% cũng như kiến thức của bạn sẽ mai một theo thời gian.

Để học tốt và trở thành 1 người thực sự giỏi trong ngành công nghệ phầm mềm thì bạn phải có óc tư duy logic tốt cũng như cách học tốt. Thêm 1 tính cách để giúp bạn học tốt là biết nhìn mình như “một hạt các giữa sa mạc”. Thế giới có rất nhiều người giỏi, đôi khi không thể phân biệt giữa nhất và nhì, chấp nhận học hỏi lẫn nhau hơn là “giấu nghề” hay “chê bai” thì bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn cho bạn.

Hãy cố gắng giỏi trong lĩnh vực mà bạn chịu trách nhiệm chính trước: Bạn là một developer thì bạn không nên học về những gì cho designer trước khi bạn là 1 developer giỏi, điều tương tự cũng được áp dụng cho QC, BA hay manager. Hãy làm tốt những gì bạn đang được đòi hỏi. Điều quan trọng nhất của developer để viết ra những dòng code đạt chất lượng còn của người designer là thiết kế chương trình đạt chất lượng. Mối quan tâm của từng vị trí là khác nhau nhưng hỗ trợ nhau, ví dụ một chương trình thiết kế tốt là chương trình có thể hỗ trợ cho việc code đạt chất lượng cao. Một developer tốt không phải người đó có biết cách sử dụng API (mà rất nhiều người coi đó là kinh nghiệm), nhiều ngôn ngữ hay đã code nhiều năm mà chính là người có thề viết ra những dòng code dễ đọc, dễ bảo trì, dễ debug và dễ kiểm tra. Hãy kiên trì cho mục đích của bạn thì sẽ có ngày bạn đạt được mục tiêu của mình.

Học những điều cơ bản: Thử tưởng tượng cho một người chưa học lớp 3 để học đại học, họ không thể thành công được. Lý do? họ không có đủ kiến thức cơ bản. Việc có kiến thức cơ bản sẽ khiến bạn không thể nào tiến xa được. Những kiến thức cơ bản tùy thuộc vào trách nhiệm chính mà bạn đang làm và một số chúng được trang bị cho bạn ở giảng đường đại học. Ngày nay rất nhiều người nói rằng đó là những kiến thức “hàn lâm” và sinh viên ra trường không thể bắt tay làm việc được, điều đó đúng 1 phần là do trình độ của giảng viên đại học, cách bạn học trên giảng đường chứ nhìn chung một số trong chúng rất hay và rất cơ bản, nó là bước đệm cho bạn có thể tiến xa.

Một số kiến thức cơ bản cho 1 developer đó là thuật toán, độ phức tạp của thuật toán, các khái niệm về lập trình, viết code dễ debug và dễ kiểm tra, nguyên tắc hoạt động của compiler và cách phân bổ tài nguyên, lập trình đa luồng. Khi chuyên sâu vào 1 ngôn ngữ nào đó thì bạn phải biết thêm các họat động trên môi trường đó, ví dụ như là LTV Java thì bạn cần phải biết cách thức của Class Loader. Thật sai lầm nếu nghĩ rằng developer có nhiều kinh nghiệm sử dụng API là tốt vì viết code không phải là tất cả để đưa ra sản phẩm tốt mà cả thời gian debug, bảo trì.

Các yếu tố trên là các điểm cốt yếu giúp bạn định hướng trở thành một lập trình viên giỏi. Cũng giống như những điều khác trong cuộc sống, nếu bạn muốn đạt được một cái gì đó thì bạn cần phải đầu tư. Trong trường hợp này thì bạn cần phải đầu tư vào chính mình và nhận được kết quả càng sớm càng tốt bởi vì thời gian đang trôi qua và bạn sẽ không bao giờ trẻ lại.

Hy vọng rằng với những chia sẻ của Stanford –day kinh nghiệm thực tế sẽ phần nào giúp các bạn đã, đang và sẽ là lập trình viên có cách nhìn nhận về phương pháp học lập trình hiệu quả nhất.

Nếu bạn thực sự đam mê nghề lập trình và mong muốn gắn bó với nghề. Hãy bắt đầu tập cho mình những thói quen nghề nghiệp ngay từ bây giờ và tìm một địa chỉ tin tưởng để có thể được học hỏi, trải nghiệm những yếu tố thành công.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới cho học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm viêc thực tế.

Các khóa học lập trình của chúng tôi mang thương hiệu Stanford, được biên soạn theo chương trình tài liệu chuẩn quốc tế. Tham gia khóa học, bạn sẽ được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, được cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Tại Stanford, các khóa học kinh nghiệm lập trình được khai giảng liên tục trong tháng như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web…Chi tiết các khóa khai giảng xem tại đây.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi cho học viên tại Stanford.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.

==========🎬 🎬 🎬==========
☎️STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366
Website: https://stanford.com.vn
Facebook: http://bit.ly/2FN0TYb
Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I
Trụ sở chính: Toà nhà iTech, Số 20 ngõ 678 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội

Tags: đào tạo lập trình, khóa lập trình