10 điều nên và không nên làm trong nghành IT Những lời khuyên “nên và không nên làm” sau đây có thể hữu ích để bạn có thể duy trì và phát triển sự nghiệp IT của mình. Không có một phương pháp chuẩn hay một công thức nào có thể đảm bảo cho bạn có một sự nghiệp IT thành công. Thực tế thì có nhiều cách tiếp cận và nhiều sự lựa chọn khác nhau trong nghề nghiệp của mỗi người. Tuy nhiên, để duy trì và xây dựng một sự nghiệp IT thành công thì không nên bỏ lỡ cơ hội. Các chuyên viên IT thường phải đối mặt với vô số tình huống có thể đe doạ hoặc cũng có thể duy trì sự nghiệp của họ. Những lời khuyên “nên và không nên làm” sau đây có thể hữu ích để bạn có thể duy trì và phát triển sự nghiệp IT của mình. 1. Chủ động lập kế hoạch và thực hiện công việc của mình. Làm việc không bao giờ là đủ nếu bạn quyết định muốn xây dựng sự nghiệp trong nghành IT. Hãy đặt ra những mục tiêu và cố gắng thực hiện từng bước để biến ước mơ thành hiện thực. Đừng bắt đầu sự nghiệp với một tâm thế bị động để hy vọng vào điều tốt nhất. Hãy hỏi bản thân bạn những câu hỏi như: bạn đang ở đâu?, mục tiêu của bạn là gì? Bạn đang tiến bộ ra sao và bạn muốn mình tiến bộ như thế nào? Hãy nhìn vào thực tại một cách thành thực và biết kiểm soát. Nhìn lại xu hướng IT và nhu cầu của bạn. Kế hoạch của bạn nên dựa vào những nguồn thông tin đáng tin cậy.Và cũng nên đặt những mục tiêu thực tế một chút và chắc chắn bạn có thể làm được. 2. Đừng quá tập trung vào xu hướng nghề Những sản phẩm mới và xu hướng mới là những nhu cầu hàng ngày trong ngành IT. Ví dụ như những chứng chỉ mới và các chương trình đào tạo mới nhất. Các chuyên viên IT nên quan sát những xu hướng này để thích nghi. Tuy nhiên các chương trình đào tạo và các chứng chỉ có các công dụng riêng và bạn không nên bận tâm quá nhiều. Bạn không nên theo đuổi các chương trình đào tạo và các chứng chỉ mà không giúp ích cho mục tiêu nghề nghiệp của mình. Chỉ sử dụng chúng như là một công cụ để biết bạn đang ở đâu. Chỉ tham gia các khoá huấn luyện hay đào tạo khi nó là các bước để bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Việc theo đuổi các chứng chỉ đang “ hot ” chẳng có nghĩa gì khi nó không giúp cho bạn phát triển nghề nghiệp của mình. 3. Phải có niềm đam mê IT Bạn có thích các công việc bạn làm trong nghành IT không?. Chọn nghề IT cũng như chọn các nghề nghiệp khác. Nếu bạn không có tài năng và không có niềm đam mê thì không nên chọn nó. Nghề IT không phải là dành cho tất cả mọi người. Các khoá đào tạo, bằng cấp hay các chứng chỉ bạn tham gia cũng không có tác dụng gì nếu bạn không thích thú với những hoạt động đó. Khi bạn thích những việc mình làm, bạn sẽ thấy nó dễ dàng để thúc đẩy mình hơn. Khi bạn yêu nghề này, bạn sẽ thấy dễ học và sẽ tiến bộ hơn ở những việc mình làm. Hãy cân nhắc bản chất công việc, các yếu tố có thế gây stress và môi trường làm việc cũng như yêu cầu của công việc. Bạn phải yêu thích công việc mình làm để có thể đạt được những thành tích cao. 4. Đừng xây dựng sự nghiệp bằng những ảo vọng. Niềm tin “làm giàu nhanh chóng” là mong ước thiếu thực tế nhất của rất nhiều người chọn nghề IT. Nếu như tiền là mục tiêu duy nhất của bạn thì bạn sẽ không chịu đựng được lâu với số lượng công việc khổng lồ và một khả năng thay đổi không biết trước được. Nghề IT mang lại tài chính nếu bạn tập trung lĩnh hội các kỹ năng thực tế và xây dựng một sự nghiệp lâu dài hơn là vào những lợi ích trước mắt. 5. Tìm kiếm những kinh nghiệm thực tế Trong khi việc đào tạo và các chứng chỉ giúp bạn có được những kỹ năng thích hợp và kiến thức hữu ích thì không có gì thay thế cho những kinh nghiệm thực tế để bạn giải quyết các vấn đề xảy ra hàng ngày. Rất nhiều kỹ năng và kiến thức của một chuyên viên IT thu được là từ những kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên kinh nghiệm không chỉ là số năm bạn làm việc trong nghề, mà còn là sự hiệu quả và khả năng giải quyết công việc. Chất lượng của kinh nghiệm được phản ánh bằng khả năng bạn đưa ra các giải pháp một cách nhanh chóng và sáng tạo. Một trong những trở ngại lớn nhất của một nhân viên IT đó là không có những kinh nghiệm thực tế cần thiết. Đôi khi bạn cũng cần tình nguyện làm thêm để có kinh nghiệm. 7. Phát triển kỹ năng mềm Chuyên viên IT cần có nhiều khả năng hơn nữa ngoài khả năng công nghệ để phát triển sự nghiệp. Tất nhiên là các kỹ năng và chứng chỉ là quan trọng, nhưng mỗi chúng thôi thì chưa đủ. Bạn sẽ đóng góp gì trong môi trường công nghệ? Có thể bạn sẽ cần đưa một hoặc nhiều hơn những kỹ năng mềm sau vào danh sách của mình: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết trình và các kỹ năng kinh doanh. 8. Đừng sợ những thử thách Những khó khăn và thử thách sẽ xảy đến tuỳ từng thời điểm trong sự nghiệp của bạn. Bạn nên tìm cách đối mặt với chúng hơn là trốn tránh vì biết đâu thử thách sẽ làm bạn tiến bộ hơn. Thử thách sẽ mở rộng kỹ năng của bạn và mở ra những đại lộ mới cho bạn. Khắc phục khó khăn còn đòi hỏi khả năng xoay xở của bạn, có thể bạn cần hỏi ý kiến của những đồng nghiệp có kinh nghiệm trong nghề. 9. Tích cực học tập Kiến thức và kinh nghiệm là những thứ cần có trong nghành IT. Khi kiến thức là sức mạnh của bạn thì hãy tích cực học hỏi cái mới để làm giàu vốn kiến thức của mình. Phát triển các chiến lược để có được những kỹ năng mới sẽ nâng cao giá trị của bạn. Mức độ thành thạo của bạn với các công nghệ hiện tại và kiến thức của bạn với những công nghệ mới liệu có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn không? Học tập cả đời là điều cần thiết cho bạn khi chọn nghề này. Những gì đang được ưa chuộng và có nhu cầu hôm nay thì ngày mai có thể đã lỗi thời đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Hãy cập nhật kiến thức với những xu hướng mới nhất thông qua các buổi hội thảo, các khoá đào tạo, email và tất nhiên là cả web nữa. Nhưng phải nhớ là bạn nhiệt tình muốn học và nếu bạn thực sự muốn trưởng thành thì bạn không thể không nỗ lực học tập. 10. Đừng sao nhãng với chuyên môn của mình. Chuyên môn phải đi kèm với thái độ của bạn đối với công việc, cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng và xã hội. Hãy để hành động của bạn nói lên trong một phong thái chuyên nghiệp và tích cực. Một thái độ không tốt có thể phản lại các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Bạn cần tạo nên một thói quen nghề nghiệp với sự trung thực, thẳng thắn, tốt bụng, tôn trọng người khác, lịch sự, chính trực. Sự chuyên nghiệp không chỉ là kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp mà nó còn là sự tổng hợp của các kỹ năng mềm, kỹ năng về kỹ thuật và thái độ của bạn. Hãy là người đáng tin cậy, biết giúp đỡ và thực hiện những điều trên. Những người khôn ngoan sẽ biết họ nên làm gì. Trên đây là những bí quyết để giúp bạn phát triển sự nghiệp của mình. Hy vọng có thể chỉ cho bạn biết rằng sức mạnh để tạo dựng sự nghiệp đang ở trong tay bạn. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình. Các khóa học lập trình tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình được xây dựng sát với thực tế và luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, công nghệ mới. Nội dung khóa học của Stanford được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín của các tác giả nước ngoài cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia. Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, giáo trình theo tiêu chuẩn Quốc tế, việc học và thực hành luôn song song thì các kỹ năng mềm cần thiết khác cho công việc cũng luôn được Stanford lồng ghép vào quá trình học tập. Với mô hình đào tạo là “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm “học để làm việc” là kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn quan niệm làm thế nào để mang đến kết quả tốt nhất cho học viên sau mỗi khóa học. Và còn rất rất nhiều điều đặc biệt và thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 – 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết. Sưu tầm và Tổng hợp Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học lập trình, lập trình viên, nghề IT