“ Tuyệt chêu ” cho dân IT khi đi xin việc Mọi ngành nghề đều không thể tách rời ngành CNTT, nếu biết cách giữ những bí quyết cơ bản dưới đây, bạn sẽ dễ dàng “lọt” vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng. CNTT là 1 ngành nghề rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau của xã hội. Laptop, PC, smartphone, wifi, 3G… đang dần trở thành cốt lõi cuộc sống hiện đại. Mọi hoạt động, mọi ngành nghề đều không thể tách rời ngành công nghệ thông tin, nếu biết cách giữ những bí quyết cơ bản dưới đây, bạn sẽ dễ dàng “lọt” vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng. 1. Trải nghiệm qua những dự án Không bỏ qua cơ hội tham gia các dự án là cách tốt nhất để áp dụng lý thuyết vào thực hành, cũng như để bạn tích lũy dần kinh nghiệm ngay khi vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bằng cách này, bạn sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm của mình trong hồ sơ xin việc và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng sau khi bạn tốt nghiệp. 2. Khả năng nghiên cứu bằng tiếng Anh Lĩnh vực IT rất cần khả năng này, ít nhất bạn phải có khả năng đọc hiểu tài liệu kỹ thuật tiếng Anh. Hãy nói thẳng với nhà tuyển dụng về khả năng tiếng Anh của bạn (nếu bạn không nghe/nói được, điều này ít quan trọng hơn đọc/hiểu). Do đó bạn phải là người có thể nghiên cứu tốt bằng tài liệu tiếng Anh, bạn phải học tốt môn tiếng Anh chuyên ngành trong nhà trường. 3. Không ngừng học hỏi Các nhân viên IT nên liên tục cập nhật các thông tin, các xu hướng phát triển mới trong ngành và không nên chỉ trông cậy vào các khóa học, các buổi hội thảo và các cuộc triển lãm mà công ty cử mình đi tham dự. Họ có thể tự tìm hiểu, thu thập và cập nhật thêm các kiến thức mới mà không phải quá tốn kém bằng cách lên Internet, tham gia vào các hiệp hội, viết blog. 4. Kỹ năng mềm Nếu như “ kỹ năng cứng ” phản ánh sâu sắc về khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn thì “ kỹ năng mềm ” là các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, khả năng sáng tạo …là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, nhưng chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào và là thước đo hiệu quả trong công việc. Chuyên môn sâu về kỹ thuật và tư duy logic là điểm mạnh, nhưng thiếu kỹ năng mềm lại có thể gây ra một số cản trở đối với sự phát triển cá nhân cũng như hiệu quả công việc của các nhân sự ngành IT. Người làm bên CNTT giỏi về tư duy logic, làm việc bài bản và độc lập, tuy nhiên họ lại rất kém trong giao tiếp, kỹ năng trình bày và sự thuyết phục. Công việc của họ thiên về “kỹ thuật” nên họ thường nhìn nhận mọi thứ qua “ lăng kính kỹ thuật ”. Nếu như bạn yếu trong kỹ năng giao tiếp, bạn rất khó tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp người làm CNTT có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân. 5. Luôn biết lắng nghe và chấp nhận phê bình Bản thân những người học CNTT họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình. Họ là người bảo thủ và khó chấp nhận ý kiến phê bình của người khác. Làm việc với một cái đầu “ lạnh ” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống. 6. Luôn biết cách quản lý thời gian Theo thời gian, việc phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bạn cùng với các dự án liên tục kéo đến khiến bạn vùi đầu vào máy tính là điều thường gặp khi bạn hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Để tránh bị quá tải và giải quyết hiệu quả công việc, bạn cần biết sắp xếp thời gian hợp lý. Bên cạnh đó, khách hàng cũng rất quan tâm đến thời gian bạn hoàn thành dự án, vì vậy quản lý tốt thời gian không chỉ giảm tải công việc cho chính bản thân, mà còn mang đến sự hài lòng cho khách hàng của bạn. Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Nếu bạn yêu thích nghề IT thì trước khi đến với nghề bạn hãy tìm hiểu những yêu cầu về nghề những triển vọng nghề nghiệp, mức lương, thị trường lao động… Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình đi xin việc. Nếu bạn cảm thấy chưa đủ tự tin về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế. Hãy đến với Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình, với phương châm "Học để làm việc" cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia chất lượng cao, chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm và có cơ hội tham gia các dự án đang phát triển tại công ty chúng tôi. Tham gia vào khóa học lập trình tại Stanford, các bạn được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, khuyến khích tự do, tư duy và sáng tạo. Các học viên được học lý thuyết song song với thực hành, được tham gia vào các dự án phần mềm đang phát triển tại công ty, giúp các bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao. Bên cạnh đó, ngoài kỹ năng chuyên môn còn có những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết CV, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Những yếu tố ấy sẽ là chìa khóa để các bạn có thể chinh phục nhà tuyển dụng và giành thành công. Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford. Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé. Sưu tầm và Tổng hợp Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ