Những điều cần chú ý để học tốt kiểm thử phần mềm Để trở thành những kỹ sư có tay nghề kiểm thử cao trong nghề kiểm thử, các bạn nên lưu ý những điều dưới đây. Song song với quá trình phát triển ngành công nghiệp phần mềm, kiểm thử phần mềm ngày càng trở nên quan trọng. Các công ty phần mềm tại Việt Nam đang cần một lượng lớn nhân lực kiểm thử phần mềm để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm cũng như thực hiện các dịch vụ từ phía khách hàng. Việc thiếu các kỹ sư có tay nghề kiểm thử là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp phần mềm nhưng là cơ hội cho các bạn sinh viên mong muốn tìm kiếm việc làm ổn định và thu nhập cao. Để trở thành những kỹ sư có tay nghề kiểm thử cao cũng không phải là điều dễ dàng. Đối với các bạn mới làm quen với lĩnh vực kiểm thử phần mềm hay đã làm trong lĩnh vực này, có một số điểm quan trọng các bạn nên lưu ý. Đầu tiên các bạn phải hiểu rõ các thuật ngữ và các định nghĩa trong kiểm thử. Các thuật ngữ này mô tả những khái niệm nền tảng về quá trình phát triển phần mềm và kiểm thử phần mềm. Bởi vì chúng thường rất lộn xộn và được sử dụng không hợp lý, chúng được định nghĩa ở đây như một cặp để giúp bạn hiểu ý nghĩa thật sự và sự khác nhau giữa chúng. 1. Precision (tập chung) và accuracy (chính xác) Là một tester, điều quan trọng là bạn phải biết sự khác nhau giữa precision và accuracy. Hãy coi như bạn đang kiểm thử phần mềm Calculator. Bạn có nên kiểm tra rằng các câu trả lời phần mềm trả về cho bạn là precise hay accurate? Hay cả 2? Nếu lịch làm việc của dự án buộc bạn phải đưa ra những quyết định dựa trên sự rủi ro và bạn chỉ được chọn một trong những từ này, khi đó, bạn sẽ chọn từ nào? Nếu phần mềm mà bạn kiểm tra là mô phỏng một trò chơi như bóng chày hoặc mô phỏng một chuyến bay. Trước hết, bạn có nên kiểm tra khả năng precision của nó hoặc khả năng accuracy? Phần mềm bạn kiểm tra cần có đạt precise hay accurate hay không phụ thuộc rất nhiều vào cái đích mà sản phẩm cuối cùng của bạn hướng tới. Phần mềm Calculator là phần mềm đòi hỏi cả hai yêu cầu đều phải đạt được nhưng, cũng có thể quyết định rằng Calculator sẽ chỉ đạt yêu cầu về sự chính xác (accurate) và sự tập chung (precise) đạt tới chữ số thập phân thứ 5. Sau tất cả, sự tập chung (precision) có thể thay đổi. Tùy thuộc vào việc tester nhận thức về bản đặc tả như thế nào. Họ có thể tự thiết kế những bài kiểm tra của họ để chứng minh những nhận định của họ. 2. Verification (sự kiểm tra) và Validation (sự xác nhận) Verification và Validation thường được sử dụng thay thế cho nhau nhưng thực chất chúng là các khái niệm khác nhau. Sự khác nhau này rất quan trọng trong kiểm thử phần mềm. Verification là quy trình xác nhận rằng một số khía cạnh của phần mềm là phù hợp với bản đặc tả của nó. Validation là quy trình xác nhận rằng phần mềm phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Chúng có vẻ như rất giống nhau nhưng thực sự là chúng khác nhau. 3. Quality (chất lượng) và reliability (sự đáng tin cậy) Trong cuốn từ điển của trường cao đẳng Merriam-Webster đã định nghĩa rằng quality là “độ đo sự hoàn hảo” hoặc “sự vượt chội về thứ hạng”. Nếu sản phẩm phần mềm có chất lượng cao, nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy sản phẩm hoàn hảo và nó sẽ được sắp thứ hạng cao hơn trong danh sách lựa chọn của khách hàng. Tester có thể cảm thấy 2 khái niệm quality và reliability là gần như nhau. Họ cảm thấy rằng nếu như họ có thể kiểm tra một chương trình cho đến khi nó chạy ổn định và có thể tin tưởng được (realiability). Khi đó, họ có thể quả quyết rằng sản phẩm đã đạt chất lượng tốt. Nhưng thật không may, điều này không hẳn đã đúng. Reliability chỉ là một khía cạnh của quality. Quan niệm về quality của người sử dụng phần mềm có thể bao gồm cả sự thoải mái của các feature, sản phẩm có khả năng chạy trên cả những PC cũ, dịch vụ hậu mãi của các công ty phần mềm, và thường bao gồm cả giá cả của sản phẩm. Sự tin tưởng hoặc cách thức mà phần mềm thâm nhập vào dữ liệu của khách hàng, có thể là rất quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chắc rằng, với một chương trình có chất lượng cao và đáng tin cậy, thì tester phải kiểm tra và thông qua trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. 4. Testing (Kiểm thử) và quality assurance (đảm bảo chất lượng) (QA) Cặp khái niệm cuối cùng là testing và quality assurance ( có thể viết tắt là QA ). Hai thuật ngữ này, một cái thường được sử dụng để mô tả nhóm hoặc quá trình kiểm tra và xác nhận chất lượng phần mềm. Bạn sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về thước đo chất lượng phần mềm nhưng trước tiên hãy xem xét những khái niệm sau: Mục đích của testing là tìm ra lỗi, tìm thấy chúng sớm nhất có thể và đảm bảo rằng chúng đã được sửa. Trách nhiệm chính của người QA là tạo và bắt phần mềm phải tuân theo các chuẩn để cải tiến quy trình phát triển phần mềm và ngăn chặn các lỗi xuất hiện bất cứ lúc nào Dĩ nhiên, 2 khái niệm này vẫn có sự chồng chéo nhau. Một số tester sẽ làm nhiệm vụ QA, một số thì thực thi việc kiểm tra. Hai công việc này cùng các nhiệm vụ của nó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên khó mà tránh khỏi sự lộn xộn giữa các thành viên làm nhiện vụ kiểm thử (testing) và các thành viên đảm bảo chất lượng phần mềm (QA). Với những chia sẻ kinh nghiệm về kiểm thử phần mềm như vậy, bạn đã sẵn sàng trở thành một Tester chuyên nghiệp chưa? Hãy tham gia khóa học kiểm thử phần mềm (Tester) tại Stanford - Dạy kinh nghiệm thực tế. Chúng tôi tự tin sẽ giải đáp hết các thắc mắc, giúp bạn đi con đường ngắn nhất và thành công với lựa chọn của mình. Khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm tại Stanford Khóa học Kiểm thử phần mềm nhằm giúp các bạn sinh viên CNTT hoặc các bạn yêu thích CNTT tiếp cận với công việc kiểm thử phần mềm một cách nhanh chóng và hoeeuj quả. Khóa học không chỉ mang đến cơ hội có được việc làm mà còn giúp các bạn phát triển tốt nghề nghiệp sau này. Với phương châm “Học để làm việc” làm kim chỉ nam cho mọi hành động và nỗ lực của Stanford. Cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhiều năm tham gia giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm thực tế từ các dự án phần mềm lớn. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm… Ngoài khóa học Tester thì những khóa học như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình Php, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web… Đều là thế mạnh đào tạo của Stanford. Đến với Stanford bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt mà không ở đâu có được đó là: - Học và làm việc trong môi trường thực tế - Phòng học được bố trí theo kiểu phòng họp làm việc nhóm để tăng tính tương tác giữa chuyên gia và học viên - Không đào tạo đại trà mỗi lớp chỉ từ 5 – 12 học viên để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ học viên tốt nhất - Được trang bị đầy đủ tài liệu mang thương hiệu Stanford, từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia giúp bạn tiện ôn tập lại, sourcode demo, bài tập… - Giới thiệu việc làm khi hoàn thành khóa học Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, để thay cho những món quà đáng yêu thay lời muốn nói, Stanford – Nâng tầm tri thức triển khai chương trình: “ ưu đãi nhân đôi dành cho học viên nữ ” khi đăng ký các khóa học tại Stanford. Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên. Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé. Sưu tầm và Tổng hợp Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học kiểm thử, khóa học kiểm thử