CV xin việc cho Tester nên có những gì? Một CV tốt là một khởi đầu tốt cho quá trình tìm việc. Việc bạn có được gọi đi phỏng vấn hay không tùy thuộc rất lớn vào quá trình chuẩn bị CV này. Bạn chuẩn bị đi xin việc trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm ( Tester) ? Điều bạn quan tâm nhất hiện tại là gì? Chắc chắn câu trả lời đa phần sẽ là vấn đề việc làm. Vậy, bạn đã nắm được những kỹ năng cơ bản khi chuẩn bị CV đi xin việc? Làm thế nào để CV của bạn không bị bỏ quên trong hàng nghìn CV của các ứng viên khác?. Chuẩn bị tốt CV xin việc là điều hết sức cần thiết. Nhiều chỉ vì CV mà bạn đã bị loại ngay từ vòng sơ tuyển. Tuy tất cả các mẫu biểu của CV xin việc đều có sẵn, nhưng viết đầy đủ các mục và tạo được sự chú ý của người đọc không phải là điều đơn giản. CV của bạn có thể bị loại vì viết quá sơ sài hoặc chưa cẩn thận. Bạn cũng có thể bị loại vì CV xin việc không nêu được những kinh nghiệm và khả năng của bạn theo hướng đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Vì vậy, xin hãy dành đủ thời gian để chuẩn bị tốt CV xin việc. Đúng chính tả Nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ chấp nhận một CV mắc lỗi chính tả đặc biệt là từ một kỹ sư kiểm thử phần mềm. Việc kiểm tra lỗi chính tả ngày nay trên văn bản đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nếu bạn không biết kiểm tra lỗi chính tả trên văn bản như thế nào thì tốt nhất là không nên viết CV tìm việc. Viết đúng chính tả cho thấy bạn tôn trọng người đọc đồng thời cho thấy bạn dành thời gian cho CV. Đơn giản là hoàn hảo Khi viết CV bạn có thể dựa vào template mẫu hoặc bạn cũng có thể tự tạo template cho mình nhưng dù bạn chọn template nào đi nữa thì yếu tố đơn giản, gọn gàng, chuyên nghiệp là điều không thể thiếu trong mỗi CV. Nhiều bạn rất giỏi về soạn thảo định dạng văn bản và cũng muốn gây ấn tượng với người đọc nhưng bạn không nhất thiết phải thể hiện tất cả điều đó trong CV bằng cách in đậm, in nghiêng, gạch dưới, sử dụng nhiều loại font khác nhau, màu sắc lòe loẹt. Chỉ ứng dụng một loại font chữ duy nhất, tránh những font chữ cầu kỳ khó đọc. Thông tin cập nhật Bạn cần đảm bảo rằng số điện thoại hay địa chỉ email liên lạc được cập nhật nếu có thay đổi. Một điều khác cần lưu ý khi viết CV là tránh liệt kê tất cả những kỹ năng mình biết đặc biệt là những kỹ năng này không liên quan đến yêu cầu công việc hay đã quá cũ. Trừ khi yêu cầu công việc đòi hỏi những kỹ năng cụ thể đó, nếu không bạn nên bỏ bớt và chỉ giữ lại những công nghệ cập nhật đến thời điểm viết CV. Viết cùng ngôn ngữ với nhà tuyển dụng Sự đa dạng cộng với việc tiếp cận, ứng dụng kiểm thử khác nhau ở mỗi tổ chức công ty dẫn đến một sự bát nháo và gây nhầm lẫn về mặt ngôn từ trong kiểm thử phần mềm. Có bao giờ bạn đọc qua một yêu cầu tuyển dụng với cùng vị trí nhưng những yêu cầu cụ thể trong đó hoàn toàn xa lạ với những gì bạn được biết. Bạn thường dùng chữ “Bug” nhưng nhà tuyển dụng sử dụng “Defect”. Bạn biết về QC, JIRA nhưng nhà tuyển dụng lại sử dụng “ALM tools”, bạn làm “Bug triage” trong khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn kỹ năng “Bug review” ... Nếu bạn hiểu bạn và nhà tuyển dụng đang nói về cùng một thứ thì bạn nên tùy chỉnh CV để nói cùng ngôn ngữ với nhà tuyển dụng. Điều này giúp bạn và nhà tuyển dụng tăng cơ hội hiểu nhau hơn. Ngoài những yếu tố cơ bản mà bạn cần lưu ý trong CV bên trên, những điều dưới đây bạn cần phải làm nổi bật chúng khi ứng tuyển cho vị trí kỹ sư kiểm thử, quản lý kiểm thử: Kỹ sư kiểm thử tự động: Automation framework: Nếu bạn có kỹ năng về automation framework, hãy mô tả chi tiết, kinh nghiệm và thành tựu bạn đạt được. Việc bạn nắm rõ về automation framework sẽ cho thấy năng lực về kiểm thử tự động của bạn. Ngôn ngữ lập trình: Làm kiểm thử tự động chắc chắn phải đòi hỏi kỹ năng lập trình càng giỏi càng tốt. Hãy liệt kê ra những ngôn ngữ mà bạn biết và mức độ thành thạo ngôn ngữ đó. Công cụ: Hãy liệt kê ra những công cụ kiểm thử tự động mà bạn đã xài qua, mức độ thành thạo. Nếu bạn có kinh nghiệm về kiểm thử thủ công thì cũng có thể liệt kê ra nhưng ở mức tổng quát hơn. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì bạn cũng nên cho mọi người biết bạn đã nghiên cứu những vấn đề đó như thế nào, đọc sách nào cũng như đã tham gia khóa học nào liên quan. Kỹ sư kiểm thử thủ công: - Trường hợp kiểm thử (thiết kế và thực thi) - Kỹ thuật kiểm thử bạn đã áp dụng (Boundary, Equivalence, Độ bao phủ code) - Những công cụ quản lí trường hợp kiểm thử, bug mà bạn đã sử dụng qua. - Những hoạt động kiểm thử bạn đã tham gia như phân tích yêu cầu, thiết kế trường hợp kiểm thử, thực thi, tìm bug, review bug với khách hàng, quản lí vòng đời bug. - Thành tựu bạn đạt được. Có thể là số lượng trường hợp kiểm thử thiết kế, những lỗi đặc biệt mà bạn tìm được và thành tựu bạn đạt được cùng với team. - Nếu bạn có kỹ năng kiểm thử tự động bạn cũng có thể liệt kê ra nhưng ở mức tổng quát hơn Quản lí dự án/trưởng nhóm kiểm thử: - Các kỹ năng quản lí dự án như phỏng vấn, giao việc, quản lí/báo cáo tiến độ dự án, động viên, đánh giá năng lực thành viên trong nhóm, giải quyết tranh chấp trong dự án… - Quản lí kiểm thử: Thiết kế và review kế hoạch kiểm thử, chuẩn bị môi trường kiểm thử, kèm cặp và hướng dẫn các thành viên mới trong nhóm, cải tiến công việc kiểm thử, báo cáo, giao kết quả kiểm thử… - Nhấn mạnh thành quả bạn đạt được chẳng hạn đạt được sự hài lòng từ khách hàng, thêm dự án cho công ty, giảm chi phí thực thi kiểm thử hay tăng năng suất của đội dự án. Với những chia sẻ trên của Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế, hy vọng sẽ giúp các bạn có một khởi đầu công việc thuận lợi với một bản CV đẹp. Là một trong những trung tâm đầu tiên áp dụng thành công mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng vừa có kỹ năng chuyên môn, vừa có kỹ năng mềm chuyên nghiệp. Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình luôn mang đến cho các bạn chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm… Tại Stanford – học để làm việc các khóa học được xây dựng sát với thực tế và luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, công nghệ mới. Nội dung khóa học của Stanford được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín của các tác giả nước ngoài cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia. Nếu bạn yêu thích công nghệ thông tin và mong muốn tìm cho mình môi trường học tập cung cấp đầy đủ các kỹ năng làm việc cần thiết, hãy tìm hiểu khóa học lập trình tại Stanford nhé. Nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, để thay cho những món quà đáng yêu thay lời muốn nói, Stanford – Nâng tầm tri thức triển khai chương trình: "ưu đãi nhân đôi dành cho học viên nữ ". Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên: tại đây Bạn có thể bắt đầu ngay con đường chinh phục của bạn để trở thành kiểm thử viên chuyên nghiệp trong tương lai bằng việc đăng ký tham gia khoá học kiểm thử phần mềm cùng chuyên gia tại đây: http://bit.ly/2SLPYFF. Hoặc gọi ngay cho Stanford theo hotline: 0963.723.236 - 0866.586.366 để được gọi lại tư vấn trực tiếp nhé. ==========🎬 🎬 🎬========== ☎️STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0963 723 236 - 0866 586 366 Website: https://stanford.com.vn Facebook: http://bit.ly/2FN0TYb Youtube: http://bit.ly/2TkKT7I Trụ sở chính: Toà nhà iTech, Số 20 ngõ 678 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Tags: học kiểm thử phần mềm, khóa học kiểm thử