CNTT: cần thêm gì để “đột nhập” vào thị trường tuyển dụng?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nguồn nhân lực không chỉ chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng mà nhân lực chất lượng cao cũng rất hạn chế.

Khi ngồi trên ghế giảng đường nhiều sinh viên quyết tâm “dùi mài kinh sử” để có được tấm bằng đại học vào năm cuối. Không ít bạn nghĩ rằng mảnh bằng đó chính là “tấm giấy thông hành” có hiệu lực nhất khi bước vào đời. Thế nhưng thực tế bây giờ chưa hẳn đã như vậy. Trong mắt nhà tuyển dụng, ngoài bằng cấp, còn nhiều điều ý nghĩa hơn cần SV rèn đúc song hành với chuyện học.

Thực tế đang cần gì?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nguồn nhân lực không chỉ chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng mà nhân lực chất lượng cao cũng rất hạn chế.

Theo một báo cáo mới đây của Vụ CNTT – Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay tới năm 2020, Việt Nam cần khoảng 600 ngàn nhân lực làm việc trong lĩnh vực CNTT, trong khi đó, số lượng đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 400 ngàn người, tức là thiếu khoảng 200 ngàn người. Tuy nhiên trong số 400 ngàn nhân lực đó thì không phải ai cũng có thể làm tốt công việc của mình.

Các doanh nghiệp hiện nay cho biết nhân lực chất lượng cao phải có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp; làm chủ được các thiết bị, công nghệ hiện đại; sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn, giao tiếp; có kỹ năng xã hội: giao tiếp, ứng xử, hợp tác, năng lực hoạt động sáng tạo; tác phong lao động công nghiệp, có lương tâm nghề nghiệp và sức khỏe tốt.

Sinh viên CNTT cần chuẩn bị?

Từ thực tế như vậy, các bạn sinh viên có thể biết trước để chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức và các kĩ năng mềm để khi ra trường có thể làm việc được ngay, thay vì phải có thời gian đào tạo lại ở doanh nghiệp hay nhận một mức lương không xứng đáng. Hãy trang bị ngay từ bây giờ các yếu tố giúp bạn trở nên ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Các chứng nhận chuyên môn trong lĩnh vực CNTT: hiện nay, các thương hiệu bá chủ trong lĩnh vực CNTT đều tổ chức được các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ chính hãng, vì thế, ngoài tấm bằng kĩ sư CNTT, sinh viên nên xác định và trang bị cho mình những chứng chỉ có trong hệ thống của các thương hiệu thống lĩnh thị trường CNTT. Ví dụ, các bạn có thể xác định ngay từ bây giờ việc mình muốn trở thành một kĩ sư lĩnh vực lập trình thì các bạn sẽ cần đến các chứng chỉ trong lĩnh vực đó. Việc tìm học để lấy chứng chỉ này sẽ giúp các bạn tiếp cận với chương trình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế, thực hành trên thiết bị thực, giao lưu với các nhà tuyển dụng ngay trong quá trình theo học, thi chứng chỉ quốc tế chính hãng được công nhận trên toàn cầu….

Chuẩn bị vốn tiếng Anh tốt nhất: Nếu bạn đã tìm học và đạt được các chứng nhận chuyên môn nói trên, thì khả năng tiếng Anh của bạn trong lĩnh vực CNTT cũng đã tốt hơn rất nhiều. Vì khi tham gia học tập chương trình CNTT các bạn sẽ đạt được 2 mục đích, lấy được chứng chỉ chuyên môn danh giá và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong thực tế.

Kĩ năng mềm: Nếu như các bạn tìm kiếm được những đơn vị đào tạo uy tín thì việc hoàn thành các chứng chỉ của họ cũng đồng nghĩa với việc bạn đã được trang bị những kĩ năng mềm quan trọng trong quá trình làm việc: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình,… Vì trong quá trình học tập, các đơn vị được ủy quyền đào tạo các chứng chỉ chuyên môn cũng cần đảm bảo các bài học – bài thi được triển khai theo đúng cách để phát huy được các kĩ năng nói trên.

Là một trong số ít những trung tâm dạy lập trình mang tới quy chuẩn đào tạo đặc biệt, chú trọng vào yếu tố thực tế và khả năng làm việc chuyên môn hóa, Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình: “cam kết 100 % học viên có thể làm được việc sau khi kết thúc khóa học”.

Các khóa học tại Stanford được xây dựng sát với thực tế và luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, công nghệ mới. Nội dung khóa học của Stanford được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín của các tác giả nước ngoài cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia.

Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, giáo trình theo tiêu chuẩn Quốc tế, việc học và thực hành luôn song song thì các kỹ năng mềm cần thiết khác cho công việc cũng luôn được Stanford lồng ghép vào quá trình học tập.

Với mô hình đào tạo là dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm học để làm việclà kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn quan niệm làm thế nào để mang đến kết quả tốt nhất cho học viên sau mỗi khóa học.

Tại Stanford, các khóa học kinh nghiệm lập trình được khai giảng liên tục trong tháng như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web…Chi tiết các khóa khai giảng xem tại đây.

 Đến Stanford bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt mà không ở đâu có được đó là:

- Cơ sở vật chất khang trang, hiện tại. Phòng học được bố trí theo kiểu phòng họp làm việc nhóm để tăng tính tương tác giữa chuyên gia và học viên

- Học và làm việc trong môi trường thực tế

- Học viên được join các dự án phần mềm đang phát triển tại Stanford

- Mỗi lớp chỉ từ 5 -12 người để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ học viên tốt nhất

- Giới thiệu việc làm khi hoàn thành khóa học

Ngoài ra các bạn còn được trang bị đầy đủ tài liệu mang thương hiệu Stanford, từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia giúp bạn tiện ôn tập lại, sourcode demo, bài tập…

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại các chương trình ưu đãi dành cho học viên.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: học lập trình, tuyển dụng lập trình