5 Lỗi thường gặp của các lập trình viên Lập trình là công việc đòi hỏi tỉ mỉ, hoàn hảo nhưng khó tránh khỏi sơ suất hay các lỗi nhỏ. Stanford chia sẻ với các bạn 5 lỗi thường gặp của lập trình viên. Lập trình là công việc đòi hỏi tỉ mỉ, hoàn hảo. Tuy nhiên khó tránh khỏi sơ suất hay các lỗi nhỏ. Stanford – day kinh nghiệm thực tế xin chia sẻ với các bạn 5 lỗi thường gặp của lập trình viên mà nếu bạn đang vướng phải, hãy đặc biệt chú ý vì nó có thể ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của bạn. 1. Đặt tên biến không thống nhất Không ai quan tâm việc bạn thích đặt tên theo trường phái nào. Tuy nhiên nếu bạn đặt tên biến khi làm việc với phần khách hàng là CustomerID, nơi khác lại đặt là custNO, rồi chỗ khác lại là custNUM… thì rõ ràng sẽ rất khó khăn khi bạn đọc lại code của mình, chưa nói đến việc bảo trì sau này. 2. Vấn đề Date/time Trong hầu hết các ngôn ngữ, Date/time đều được hỗ trợ đầy đủ và rõ ràng. Nó hỗ trợ sẵn nhiều định dạng cho bạn. Đừng nên cố gắng tự viết đoạn mã để thực hiện việc hiển thị giờ theo dạng PM/AM…Vì nó đã có sẵn rồi. 3. Giao diện UI quá đà Ngày nay, các phong trào hiệu ứng giao diện càng bùng nổ. Những tính năng, phong cách mới ra đời thương xuyên khiến lập trình viên lúng túng. Khi chạy theo cảm tính và rồi website hay phần mềm của bạn trông như được lắp ghép lại, không theo một trường phái nhất định nào cả. Hãy luôn nhớ khi phát triển là để cho người dùng cảm thấy dễ dàng, thân thiện chứ không phải để thỏa mãn việc chạy theo phong trào UI của cá nhân bạn. 4. Không kiểm tra logs Có rất nhiều trường hợp khi mắc lỗi mà lập trình viên lại không biết lỗi từ đâu như trong trường hợp này. Lập trình viên A: Bạn có thể giúp tôi giải quyết lỗi này không ? Lập trình viên B: Ok. Vậy lỗi bạn gặp phải là gì ? Lập trình viên A: Tôi không rõ nữa. Lập trình viên B: Bạn đã kiểm tra logs chưa ? Lập trình viên A: Chưa… Vậy đấy, hãy nhớ luôn kiểm tra logs báo lỗi khi lập trình. Từ đó bạn có thể dễ dàng giải quyết hay tìm kiếm phương án giải quyết mà không cần nhờ vả người khác. 5. Quá phụ thuộc vào vấn đề làm sao để hoàn hảo mã nguồn theo một công cụ làm thước đo Hãy để cho não bộ của bạn phát triển. Đừng quá phụ thuộc vào phần mềm phát triển nào cả. Thay vào đó bạn nên kết hợp tất cả IDE lại với nhau, sau đó tự tìm ra cho mình một thước đo chuẩn, dựa trên việc sàng lọc cái hay, cái dở. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thành công hơn trong nghề lập trình viên nhé! Nếu bạn thực sự đam mê nghề lập trình và mong muốn gắn bó với nghề. Hãy bắt đầu tập cho mình những thói quen nghề nghiệp ngay từ bây giờ và tìm một địa chỉ tin tưởng để có thể được học hỏi, trải nghiệm những yếu tố thành công. Là một trong những trung tâm đầu tiên áp dụng thành công mô hình đào tạo “ dạy kinh nghiệm thực tế ”, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng vừa có kỹ năng chuyên môn, vừa có năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm chuyên nghiệp. Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình luôn mang đến cho các bạn chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm… Tại Stanford – học để làm việc các khóa học được xây dựng sát với thực tế và luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, công nghệ mới. Nội dung khóa học của Stanford được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín của các tác giả nước ngoài cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia. Nếu như tại các trường đại học lớn đào tạo về CNTT các bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian và công sức để có thể học thành nghề nhưng tại Stanford, với hình thức dạy kinh nghiệm thực tế chỉ như học gia sư sẽ giúp bạn trong 6 tháng có thể làm được việc ngay. Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên. Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé. Sưu tầm và Tổng hợp Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ