Những xu hướng đang làm thay đổi thế giới IT?

Sự phát triển không ngừng của IT đã liên tục tạo ra những xu hướng mới, những xu hướng này giúp định hình lĩnh vực IT.

Sự phát triển không ngừng của IT đã liên tục tạo ra những xu hướng mới, những xu hướng này giúp định hình lĩnh vực IT. Vậy, ngành IT hiện nay đang được dẫn dắt bởi những xu hướng nào?

1. Tiền xử lý thay cho ngôn ngữ

Trước đây, để học một ngôn ngữ lập trình mới, bạn phải học tất cả mọi thứ, cách xử lí từng bít một. Người ta cố tìm ra cách để giảm bớt phần công việc đó và người ta đã nghĩ ra một giải pháp rất thông minh, đó là viết một bộ “tiền xử lý” để biên dịch những đoạn code mới nhờ vào bộ thư viện à API đồ sộ.

Những người yêu thích phong cách thoải mái đã tạo ra Groovy, một phiên bản đơn giản hơn của Java. Những người muốn thay đổi phong cách lập trình Javascript đã tạo ra CoffeeScript và hàng chục ngôn ngữ khác như Scala hoặc Clojure chạy trên JVM (máy ảo Java).

2. Javascript framework thay cho Javascript

Trước đây, các lập trình viên phải học Javascript để kiểm tra và mở ra một bảng thông báo địa chỉ e-mail của bạn không chứa kí tự @. Nhưng bây giờ các ứng dụng HTML AJAX rất tinh vi được xây dựng một cách dễ dàng nhờ các framework như Kendo, Sencha, jQuery Mobile, AngularJS, Ember, Backbone, Meteor JS. Các framework không chỉ dựng sẵn các xử lý sự kiện và nội dung cho trang web, chúng còn giúp cho các đoạn code trở nên mạch lạc và logic hơn.

3. CSS framework thay cho CSS

Các trang web đã trở nên đẹp hơn và mạch lạc hơn nhờ sự ra đời của CSS với những câu lệnh đơn giản. Nhưng việc chỉnh sửa các thuộc tính CSS chưa bao giờ là việc dễ chịu khi bạn phải mò từng dòng code. Khi đó, người ta nghĩ tới việc sử dụng các biến, các hàm để việc chỉnh sửa CSS trở nên dễ dàng hơn, và các CSS framework như Sass hay Compass ra đời. Các CSS framework giúp CSS giống với một ngôn ngữ lập trình hơn khi trở thành một ngôn ngữ có cấu trúc. Mặc dù đây không phải là điều mới lạ với các ngôn ngữ lập trình khác, nhưng với các nhà thiết kế giao diện thì đây thực sự là một bước nhảy vọt.

4. SVG và Javascript trên Canvas thay cho Flash

Trong suốt một thời gian dài, Flash đã thống trị thế giới web media. Các nhà thiết kế đã xây dựng một bộ thư viện đồ sợ mã Flash để tạo ra những thay đổi phức tạp và hình ảnh động. Nhưng giờ đây Javascript còn làm được nhiều hơn thế và các nhà phát hành trình duyệt đang ủng hộ hết mình cho Javascript để loại bỏ hoàn toàn Flash. Việc sử dụng SVG (Scalable Vector Graphics) và HTML5 dễ dàng hơn nhiều với các Web Developer. Cùng với đó, các bộ API hỗ trợ việc xây dựng bản vẽ trên đối tượng Canvas nhờ vào Card đồ họa khiến cho người ta không có lí do để dùng Flash.

5. Game Engine thay cho viết game thủ công

Trên thế giới hiện nay hiếm có công ty sản xuất game nào còn thuê nhân viên để viết mọi thứ từ đầu bằng ngôn ngữ C. Mặc dù những game như vậy rất tuyệt vời và là một niềm kiêu hãnh thực sự nhưng hầu hết các công ty không đủ tiềm lực để thực hiện chúng. Các công ty giờ đây sử dụng các thư viện như Unity, Corona hay LibGDX để xâu dựng sản phẩm của họ. Họ viết code C không nhiều bằng các lệnh gọi thư viện. Game Engine giúp giải phóng các nhà phát triển để họ có thể tập trung hơn vào nội dung, tính năng, nhân vật của trò chơi.



6.  Mobile Web App thay cho Mobile App

Những năm trước, khi bạn có một ý tưởng thú vị cho thiết bị di động, bạn sẽ bắt tay vào viết ứng dụng cho các nền tảng di động khác nhau như iOS, Android và Windows Phone. Mỗi một nền tảng yêu cầu một nhóm phát triển với một ngôn ngữ lập trình riêng biệt và mỗi khi bạn ra một bản nâng cấp, bạn lại phải chờ các nền tảng di động kiểm duyệt.

Nếu bạn xây dựng một ứng dụng HTML và đưa nó lên một trang web, ứng dụng của bạn sẽ chạy trên tất cả mọi nền tảng. Khi tiến hành nâng cấp, bạn cũng chỉ cần nâng cấp 1 lần và không phải chờ các kho ứng dụng kiểm duyệt. Sức mạnh của bộ vi xử lý và card đồ họa đã giúp các ứng dụng web chạy nhanh hơn, và giờ đây, ứng dụng web cho di động không chậm hơn là bao so với ứng dụng di động.

7. GPU thay cho CPU

Khi phầm mềm chỉ là các bài toán nghiệp vụ đặt nặng về vấn đề tính toán thi CPU là vua của dàn máy tính. Nhưng khi nhu cầu giải trí trên thiết bị điện tử ngày càng tăng, Game ngày càng đẹp và nặng hơn, những bộ phim có độ phân giải ngày càng cao hơn thì vai trò của GPU cũng ngày càng quan trọng hơn. Giờ đây, người ta sẵn sàng bỏ ra 500-600 USD để mua một chiếc card đồ họa, một mức tương đương với một giàn máy tính thế hệ mới với Chip Haswell Cori 7.

Game thủ không phải là những người duy nhất ưa chuộng Card đồ họa, các nhà khoa học máy tính hiện nay đang chuyển đổi nhiều ứng dụng song song để giúp chúng chạy nhanh hơn gấp hàng trăm lần khi sử dụng GPU.

8. Môi trường web thay thế IDE

Trong những ngày đầu của kỉ nguyên máy tính, các nhà khoa học phải dùng môi trường dòng lệnh để biên tập mã nguồn. IDE ra đời đã giúp IT trở nên dễ tiếp cận hơn, công việc lập trình được thực hiện nhanh hơn hàng chục lần. Việc tìm lỗi và sửa lỗi đã không còn là thảm họa như trước đây. Nhưng IDE giờ đây đang dần trở nên lu mờ.

Nếu bạn không thích các hoạt động của Wordpress, bạn được cung cấp một công cụ để sửa đổi mã nguồn ngay trên web. Azure của Microsoft cho phép bạn viết mã Javascipt ngay trong ứng dụng web. Mặc dù những môi trường web này chưa cung cấp được những công cụ gỡ lỗi đủ tốt và điều đó có thể gây ra thảm họa khi viết một đoạn code nhưng ý tưởng của họ rất có triển vọng.

Với những chia sẻ về xu hướng lập trình trên, bạn đã lựa chọn được cho mình một hướng đi thích hợp trong ngành lập trình chưa? Nếu bạn muốn trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp, hãy tham gia các khóa học lập trình tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế. Chúng tôi sẽ giúp bạn thành công.

Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm. Với phương châm học để làm việclà kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, chúng tôi luôn quan niệm làm thế nào để mang đến kết quả tốt nhất cho học viên sau mỗi khóa học. Vậy nên bạn sẽ tìm thấy ở Stanford sự khác biệt mà không ở đâu có được đó là:

- Cơ sở vật chất khang trang, hiện tại. Phòng học được bố trí theo kiểu phòng họp làm việc nhóm để tăng tính tương tác giữa chuyên gia và học viên

- Học và làm việc trong môi trường thực tế

- Học viên được join các dự án phần mềm đang phát triển tại Stanford

- Mỗi lớp chỉ từ 5 -12 người để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ học viên tốt nhất

- Giới thiệu việc làm khi hoàn thành khóa học

Ngoài ra các bạn còn được trang bị đầy đủ tài liệu mang thương hiệu Stanford, từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia giúp bạn tiện ôn tập lại, sourcode demo, bài tập…

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ (  Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: học lập trình, khóa lập trình, lập trình viên