Từng bước để trở thành một lập trình viên giỏi

Đối với một lập trình viên, có một thứ mà có thể kéo chúng ta ra khỏi nhà và đến nơi làm việc, đó là niềm vui và đam mê trong việc lập trình.

Đối với một lập trình viên trong thế giới công nghệ, có một thứ mà có thể kéo chúng ta ra khỏi nhà và đến nơi làm việc, đó là niềm vui và đam mê trong việc lập trình. Nhưng để khiến cho công việc thực sự vui vẻ và có thể tạo ra một niềm hứng khởi vĩnh cửu, chúng ta cần phải biết những điều căn bản để giúp trở thành một nhà lập trình viên giỏi.

1. Hãy chọn lấy một ngôn ngữ lập trình

Có rất nhiều lập trình viên bắt đầu bằng cách thử và nhảy vào tất cả mọi thứ một lần và không có đủ kiên nhẫn để học chỉ một ngôn ngữ lập trình duy nhất trước khi tiến lên phía trước. Họ nghĩ rằng họ phải biết tất cả những công nghệ mới đang “hot” thì mới có thể kiếm được một công việc lập trình. Trong khi đúng ra thì bạn cần biết nhiều hơn chỉ những kiến thức cơ bản của một ngôn ngữ lập trình duy nhất, bạn phải bắt đầu từ đây, vì như vậy thì bạn mới có thể tập trung được tốt nhất.

Chọn lấy một ngôn ngữ lập trình mà bạn nghĩ rằng sự nghiệp của mình về cơ bản sẽ xoay quanh nó. Hãy học bất cứ ngôn ngữ nào mà bạn cảm thấy thích thú và có thể nhìn thấy tương lai lập trình của mình trong một vài năm sắp tới.

Một khi bạn đã chọn lấy ngôn ngữ lập trình nào đó thì bạn sẽ thử học và tìm một số cuốn sách hoặc bài thực hành mà chỉ liên quan đến ngôn ngữ lập trình đó thôi. Khi bạn đọc xuyên suốt các tài liệu đó hoặc duyệt qua các bài thực hành mà bạn đã lựa chọn, thì hãy chắc chắn rằng bạn có thực hành viết code. Hãy làm thật nhiều bài tập có thể. Hãy thử nghiệm tất cả những gì bạn đã học được.

Khi bạn đang viết code, hãy cố chắc chắn rằng bạn hiểu tất cả dòng code mà mình viết ra. Điều tương tự cũng cần làm cho bất kỳ dòng code nào mà bạn đọc. Khi viết ra những đoạn code, hãy làm chậm rãi và đảm bảo rằng bạn hiểu nó. Bất cứ điều gì mà bạn không hiểu, thì hãy tìm hiểu và làm rõ nó. Hãy dành thời gian làm điều này thì bạn sẽ không bị hổng kiến thức và mơ hồ về sau này.

2. Xây dựng một cái gì đó nhỏ thôi

 Lúc này thì bạn đã có một hiểu biết cơ bản về một ngôn ngữ lập trình nào đó rồi, và đây là lúc để đưa những kiến thức đó vào làm việc và để nhận ra bạn đang thiếu hụt những gì. Cách tốt nhất để làm điều này là thử xây dựng một cái gì đó.

Hãy tìm kiếm ý tưởng tạo ra một ứng dụng mà đủ đơn giản để bạn có thể hoàn thành nó với một số nỗ lực, nhưng không phải là sẽ làm bạn mất vài tháng để hoàn thành. Cố gắng hạn chế nó chỉ trong ngôn ngữ lập trình bạn đã học nhiều nhất có thể. Đừng cố gắng để làm một cái gì đó mà phải áp dụng nhiều công nghệ khác nhau (nghĩa là, sử dụng tất cả những công nghệ từ giao diện người dùng cho đến database) – mặc dù bạn sẽ có thể cần sử dụng một vài framework hoặc API có sẵn.

3. Nghiên cứu về một framework

Lúc này là thời điểm để thực sự tập trung vào một framework. Vì lúc này bạn đã nắm được một lượng kiến thức kha khá về ít nhất là một ngôn ngữ lập trình rồi và đã có một số kinh nghiệm để có thể làm việc cùng một framework cho các ứng dụng di động hoặc web.

Hãy chọn một framework nào đó để học và nó sẽ cho phép bạn làm việc hiệu quả hơn trong một số môi trường. Dạng framework mà bạn lựa chọn để học sẽ được dựa trên kiểu nhà phát triển phần mềm nào mà bạn muốn trở thành trong tương lai. Nếu bạn muốn trở thành một nhà phát triển web, thì bạn sẽ muốn học một web framework cho bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà bạn đang làm việc trên nó. Nếu bạn muốn trở thành một nhà phát triển ứng dụng di động, thì bạn sẽ cần học về một hệ điều hành di động và framework đi kèm với nó.

4. Học về một công nghệ cơ sở dữ liệu

Hầu hết các nhà phát triển phần mềm sẽ cần phải biết về một số công nghệ cơ sở dữ liệu vì rất nhiều các ứng dụng phải có một database back-end. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ bê việc đầu tư vào lĩnh vực này.

5. Nhận một công việc hỗ trợ một hệ thống đang tồn tại

Bạn đã có đủ các kỹ năng và kiến thức để nhận được một công việc cơ bản như là một nhà phát triển phần mềm. Nếu bạn có thể chỉ ra rằng bạn hiểu những kiến thức cơ bản của một ngôn ngữ lập trình, có thể làm việc cùng một framework, hiểu về cơ sở dữ liệu và đã xây dựng được ứng dụng của riêng bạn, thì chắc chắn sẽ có nhiều nhà tuyển dụng muốn thuê bạn.

Làm việc trên một ứng dụng đang tồn tại, cùng với một nhóm các nhà phát triển khác, sẽ giúp bạn mở rộng các kỹ năng của mình và biết được một hệ thống phần mềm lớn thường được cấu trúc như thế nào. Bạn có thể sửa các lỗi và bổ sung thêm các đặc trưng nhỏ khác, ngoài ra bạn cũng sẽ học và đưa những kỹ năng của bạn vào hành động.

6. Học những bài thực hành tốt nhất về cấu trúc (structural)

Bây giờ là lúc để bạn bắt đầu nâng cao chất lượng trong việc viết code. Đừng lo lắng quá nhiều về vấn đề thiết kế phần mềm tại thời điểm này. Bạn cần học làm thế nào để viết những đoạn “code sạch” (clean code) mà dễ dàng để hiểu và bảo trì. Để làm được điều này, bạn sẽ cần phải đọc rất nhiều và xem nhiều ví dụ về một số đoạn code tốt (good code).

 7. Học một ngôn ngữ lập trình thứ hai

Tại thời điểm này bạn nên phát triển khả năng bằng cách học một ngôn ngữ lập trình thứ hai thực sự tốt. Bạn nên chọn một ngôn ngữ lập trình mà khác hẳn ngôn ngữ mà bạn đã biết.

8. Xây dựng một cái gì đó có giá trị

Chọn một dự án mà sẽ sử dụng được toàn bộ các kỹ năng của bạn. Chắc chắn rằng bạn kết hợp cả cơ sở dữ liệu, framework và mọi thứ khác mà bạn cần để xây dựng một ứng dụng hoàn chỉnh. Dự án này nên là một cái gì đó mà sẽ chiếm của bạn nhiều hơn một tuần làm việc và yêu cầu một số suy nghĩ nghiêm túc và thiết kế. Thử làm một cái gì đó mà bạn có thể kiếm được tiền từ nó để bạn có một vài động lực làm việc.

9. Kiếm một công việc tạo một hệ thống mới

Bây giờ là lúc để bạn lại tiếp tục đi tìm công việc tiếp theo. Bởi vào thời điểm này, bạn đã đạt được lợi ích lớn nhất từ công việc hiện tại – đặc biệt là nếu nó vẫn chỉ là công việc bảo trì.

Đây là thời điểm để tìm kiếm một công việc mà sẽ thách thức bạn – nhưng đừng quá nhiều. Bạn vẫn sẽ phải học rất nhiều, vì vậy bạn không muốn nhận một công việc mà quá phức tạp so với bạn. Lý tưởng là bạn nên tìm một công việc nơi mà bạn sẽ có cơ hội để làm việc trong một nhóm đang xây dựng một sản phẩm gì đó mới mẻ.

10. Học những bài thực hành tốt nhất về thiết kế phần mềm

Bây giờ là thời điểm để bạn đi từ một junior (ít kinh nghiệm) thành một senior developer (lập trình viên lão luyện). Các junior developer thường bảo trì các hệ thống, còn senior developer thì thiết kế và xây dựng các hệ thống của họ. (Thường là vậy, dĩ nhiên là cũng có một số senior developer chuyên đi bảo trì các hệ thống.)

11. Tiếp tục học

Tại thời điểm này thì bạn đã làm ra sản phẩm phần mềm, nhưng bạn cần phải tiếp tục phát triển để trở thành một lập trình viên giỏi, thậm chí có thể trở nên “xuất sắc”. Luôn tâm niệm rằng bạn sẽ luôn có một cái gì đó để học thêm.

Có một con đường tắt khá tốt ngoài sự cố gắng của bản thân đó là hãy tham gia học kinh nghiệm lập trình từ các trung tâm dạy lập trình uy tín.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới cho học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế.

Các khóa học lập trình của chúng tôi mang thương hiệu Stanford, được biên soạn theo chương trình tài liệu chuẩn quốc tế. Tham gia khóa học, bạn sẽ được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, được cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Tại Stanford, các khóa học kinh nghiệm lập trình được khai giảng liên tục trong tháng như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web…Chi tiết các khóa khai giảng xem tại đây.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi cho học viên tại Stanford.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: học lập trình, khóa học lập trình, lập trình viên