Nghề lập trình – Chọn lựa – va vấp và thành công Một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay vai trò của ngành lập trình nói riêng, ngành công nghệ thông tin nói chung đang trở thành cốt lõi của cuộc sống. Một thực tế không thể phủ nhận là hiện nay vai trò của ngành lập trình nói riêng, ngành công nghệ thông tin nói chung đã trở nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trở thành cốt lõi của cuộc sống. Có thể thấy tầm quan trọng của công nghệ thông tin ( CNTT ) ở tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực trong xã hội. Tận dụng nguồn nhân lực sẵn có và nắm bắt được nhu cầu của xã hội, các đơn vị đào tạo về công nghệ thông tin ra đời ngày càng nhiều, đã tạo nên sự sôi động cho thị trường nhân lực trong nước cả về số lượng và chất lượng. Chọn lựa và va vấp để khẳng định bản lĩnh nghề nghiệp. Chọn nghề lập trình là bạn chọn thử thách bởi ngành học này không hề dễ nhưng nó lại mang tới bạn rất nhiều cơ hội; bạn có thể làm việc ở bất kỳ công ty hay tổ chức nào, đơn giản vì ở đâu thì cũng cần đến các kỹ sư lành nghề. Thực tế, không phải người học công nghệ thông tin nào ra trường cũng làm chuyên về lập trình. Có người chuyển sang làm các công việc khác như làm kinh doanh, PR cho các công ty truyền thông, dịch vụ… Có khá nhiều câu trả lời lý giải cho hiện tượng này, bởi công việc đưa đẩy, vì muốn khám phá những điều mới mẻ, do muốn thử sức mình ở những lĩnh vực khác nhau… Song, cũng có không ít trường hợp ngược lại, đang làm trong lĩnh vực kinh doanh lại chuyển sang học lập trình như Phạm Tiến Tùng – học viên lớp lập trình c# nâng cao, hay chị Hoàng thị Thương, làm ở phòng Tín dụng ngân hàng Nông nghiệp, học viên lớp C/C++ for base tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình… Ở một khía cạnh khác, sự thiếu nhiệt huyết và đam mê, không thực sự hiểu bản thân mình muốn gì và học để làm gì đã dẫn đến tình trạng sinh viên bỏ ngang, hoặc học để đối phó, để lấy tấm bằng làm “hộ chiếu” đi xin việc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực lập trình. Thành công được hun đúc mà tạo thành từ cái nền vững chắc mới là thành công bền vững, lâu dài. “Tôi thấy rằng đa số các bạn đều có những điều kiện cơ bản rất tốt như: tài liệu nghiên cứu, môi trường học, trang thiết bị học tập… Tuy nhiên điều hạn chế nhất chính là đam mê nghề nghiệp, có sáng tạo, có ý tưởng nhưng lại thiếu đam mê, thiếu cố gắng nên hay bỏ học ngang” là lời nhận xét đáng để suy nghĩ của một lập trình viên thuộc thế hệ đi trước. Nói tóm lại, khi đã xác định theo đuổi con đường lập trình lâu dài, tự bản thân những người lập trình phải thực sự hiểu mình có đủ đam mê, sự kiên nhẫn và những kỹ năng cần thiết cho công việc này hay không? Dù là quyết định nào đi chăng nữa cũng không thể tránh khỏi những va vấp và cọ xát để họ trưởng thành. Đó là sự va vấp cần để họ có cơ hội chiêm nghiệm và đánh giá lại cái đúng – sai trong sự lựa chọn của mình. Làm sao để trở thành một lập trình viên giỏi và thành công? Bạn Phạm Hoàng Hải, học viên lớp C# tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế chia sẻ: “ Với bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, đam mê là yếu tố đầu tiên quyết định thành bại của bạn. Rất nhiều bạn lầm tưởng giữa việc yêu thích game, yêu thích máy tính thì sẽ yêu thích nghề lập trình. Việc chỉ say mê máy tính đơn thuần thôi chưa đủ, quan trọng là bạn phải yêu thích các phần mềm và các ngôn ngữ lập trình. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ đã lầm tưởng quyết định đăng kí học lập trình nhưng khi bước vào cuộc đua học tập thực sự thì bạn đã không theo được. Những mã code, những nút thắt đã khiến cho những bạn lầm tưởng không vượt qua được và đã bỏ cuộc. Vì thế hãy dùng niềm tin và đam mê của mình để vượt qua những trở ngại đó ”. Bạn Ngọc Sơn, cựu học viên lớp Android for base cho rằng muốn lập trình giỏi bạn phải có được một phông kiến thức nhất định, phải “trao thân gửi phận đúng chỗ” (tức được học tập ở một môi trường tốt, có uy tín, đào tạo chất lượng và bám sát thực tế). Là một người đã hoàn thành khóa học lập trình tại Stanford chia sẻ cảm giác của mình về phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất: “ Chương trình đào tạo rất tốt, nội dung dạy có thể giúp học viên hiểu rõ về công việc cụ thể của một nhà lập trình di động, đặc biệt sự giúp đỡ nhiệt tình của chuyên gia đã giúp tôi rất nhiều trong công việc hiện tại đang làm ”. Kiên nhẫn và tận tâm với nghề chính là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trẻ - những lập trình viên tương lai. Các bạn nên định hướng về ý thức nghề nghiệp, sự đam mê và tinh thần lập trình là chính. Các bạn hãy xác định chín chắn xem bản thân mình có phù hợp với nghề này hay không? Đừng phí thời gian khi không thật sự đam mê, hãy biết tận dụng khả năng của mình để phát triển tương lai bằng đam mê, sáng tạo và sự bứt phá trong ý tưởng. Nhưng đừng quên rèn luyện sự kiên nhẫn và cái tâm với nghề. Vậy để có được thành công và công việc ổn định cho tương lai, thì ngay lúc này nếu bạn lựa chọn nghề lập trình. Stanford luôn sẵn sàng để tiếp bước và cùng bạn hoàn thiện đam mê trở thành những lập trình viên chất lượng cao. Nổi bật trong phương pháp đào tạo của Stanford chính là “ dạy kinh nghiệm thực tế ”, học viên sẽ học lý thuyết song song thực hành, phương pháp này giúp các bạn học viên sẽ hoàn toàn tự tin về kĩ năng của nghề lập trình khi làm việc trong bất cứ môi trường nào. Tại Stanford đang áp dụng hình thức tuyển sinh thường xuyên hàng tháng với các khóa học và khung giờ linh hoạt giúp các bạn dễ dàng lựa chọn. Ngoài ra, khi tham gia vào khóa học lập trình tại Stanford, các bạn được học tập trong một môi trường chuyên nghiệp, khuyến khích tự do, tư duy và sáng tạo. Được tham gia vào các dự án phần mềm đang phát triển tại công ty, giúp các bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao. Nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong các khóa đào tạo tiếp theo, Stanford luôn triển khai những ghi nhận một số ý kiến đóng góp xây dựng từ phía các bạn học viên đồng thời đề xuất các hướng khắc phục hướng đến mục tiêu chung tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học và đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên. Chi tiết xem tại: Học viên nói về chúng tôi tại Stanford Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 - 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết. Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học lập trình, học c# nâng cao, khóa c# nâng cao