Nghề Tester - Cơ hội có việc làm ngay sau khi học xong

Nghề kiểm thử là một nghề rất được các bạn nữ ưa chuộng. Không căng thẳng như việc cặm cụi ngồi viết code, không nặng nề mà cũng không kém phần thú vị.

Tester hiện đang là một từ khóa được cộng đồng khá quan tâm. Tester tại Việt Nam còn có một cái tên chính thống là Chuyên viên kiểm thử phần mềm. Nói một cách dễ hiểu nhất, Tester chính là người chuyên đi tìm lỗi, tìm khiếm khuyết của các phần mềm để các Lập trình viên có thể căn cứ vào đó hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo các sản phầm đều hoạt động tốt nhất.

1. Về nghề Tester

Nghề kiểm thử là một nghề rất được các bạn nữ ưa chuộng. Một phần vì sự nhẹ nhàng mà nó mang lại. Không căng thẳng như việc cặm cụi ngồi viết code, không nặng nề mà cũng không kém phần thú vị. Nghề kiểm thử đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ nên chính vì thế rất hợp với các bạn nữ.

Bạn hãy tưởng tưởng, một phần mềm khi vừa được viết ra, nó giống như chiếc bình gốm mới chỉ được chạm khắc thô. Cần có những nghệ nhân tài ba dùng sự tinh tế, tỉ mỉ của mình để biến chiếc bình thành một tác phẩm nghệ thuật. Tester cũng như vậy. Họ sẽ dùng thử, chạy thử, giống như một khách hàng thực thụ để biết phần mềm đó có lỗi gì không, có phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng hay không. Từ đó đưa sản phẩm đi đến bước hoàn thiện và có thể bán ra thị trường.

Bạn Lê Thị Nhung -  Nhân viên Tester công ty LogiGear, cựu học viên lớp Tester for base tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình chia sẻ: “Là một Tester, cần kiên nhẫn, đầu óc thích ứng nhanh với những đổi mới vì công nghệ thay đổi từng ngày. Nghề kiểm thử không hề nhàm chán như nhiều người vẫn nghĩ. Công việc của chúng tôi không hề bị dập khuôn một cách tẻ nhạt. Hàng ngày, được tiếp xúc với những công nghệ mới nhất, được đặt mình vào địa vị khách hàng để trải nghiệm quả thực khiến tôi ngày càng yêu công việc này hơn…”

2. Tiền đề để trở thành 1 Tester chuyên nghiệp

Để trở thành 1 Tester chuyên nghiệp, bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về lập trình và Tiếng Anh cơ bản để đọc hiểu các Testcase. Có như thế bạn mới hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành, đồng thời nắm chắc được lỗi mà bạn tìm ra thực sự là “vấn đề” (issue) hay nó lại là dụng ý, là nội dung (concept) của người lập trình.

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố không thể thiếu đối với 1 Tester chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải thường xuyên giao tiếp với các coder để truyền đạt ý kiến phản hồi. Nếu hai bên không thể truyền đạt ý tưởng qua lại, công việc thực sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đôi khi, bạn phải cố gắng hết sức để bảo vệ quan điểm của mình nếu thực sự lập trình viên có sự sai sót.

Và cũng như đã đánh giá ở trên, Tester cần có sự tỉ mỉ và cẩn thận đến từng chi tiết. Đó là những yêu cầu cơ bản đối với 1 Tester.

Đương nhiên, nếu muốn trở thành 1 Tester chuyên nghiệp, chắc chắn bạn phải có niềm đam mê với nghề, luôn luôn chủ động cập nhật công nghệ, nâng cao nghiệp vụ để có thể thăng tiến trong công việc.

3. Nghề Tester tại Việt Nam và cơ hội việc làm

Đến với Việt Nam, Tester là 1 gương mặt mới và rất có tiềm năng. Với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin, nhu cầu về nhân lực ngành CNTT đang tăng lên chóng mặt. Trong khi số lượng thực tế lại không thể đáp ứng nổi. Chính vì thế, nếu ở nước ngoài cứ 1 lập trình viên sẽ có 3-5 Tester thì tại Việt Nam, cứ 3 lập trình viên mới có 1 Tester.

Như vậy, nghề Tester tại Việt Nam thực sự có cơ hội việc làm rất cao. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, với sự sáng tạo và nhiệt huyết với nghề, các bạn thực sự có lợi thế khi theo nghề Tester. Với các bạn sinh viên vừa ra trường, nếu muốn nhanh chóng có được việc làm thì Tester chính là hướng đi lý tưởng.

Nhằm giúp các học viên trang bị đầy đủ những công cụ, kiến thức cần thiết để nhanh chóng làm được việc ngay khi hoàn thành khóa học. Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình liên tục khai giảng khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm (Tester) trong tháng.

Tham gia khóa học kinh nghiệm Tester tại Stanford, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ, có hệ thống về kiểm thử phần mềm. Học viên sẽ biết được những kỹ thuật và tư duy kiểm thử phần mềm, cách nâng cao tính hiệu quả của phần mềm thông qua việc áp dụng các kiến thức, quy trình, công nghệ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Ngoài ra còn trang bị cho học viên những kỹ năng mềm cần thiết để học viên có thể làm công việc kiểm thử phần mềm một cách chuyên nghiệp trong thực tế cũng như thích nghi nhanh với công việc của chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các tập đoàn phần mềm lớn.

Với phương châm “Học để làm việclà kim chỉ nam cho mọi hành động và nỗ lực của Stanford. Cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhiều năm tham gia giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm thực tế từ các dự án phần mềm lớn. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Ngoài khóa học Tester thì những khóa học như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình Php, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web… Đều là thế mạnh đào tạo của Stanford.

Đến với Stanford bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt mà không ở đâu có được đó là:

- Học và làm việc trong môi trường thực tế

- Phòng học được bố trí theo kiểu phòng họp làm việc nhóm để tăng tính tương tác giữa chuyên gia và học viên

- Không đào tạo đại trà mỗi lớp chỉ từ 5 – 12 học viên để đảm bảo chuyên gia có thể dạy và hỗ trợ học viên tốt nhất

- Được trang bị đầy đủ tài liệu mang thương hiệu Stanford, từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia giúp bạn tiện ôn tập lại, sourcode demo, bài tập…

- Giới thiệu việc làm khi hoàn thành khóa học

Để đạt được hiệu quả cao hơn trong các khóa đào tạo tiếp theo, Stanford luôn triển khai những ghi nhận một số ý kiến đóng góp xây dựng từ phía các bạn học viên đồng thời đề xuất các hướng khắc phục hướng đến mục tiêu chung tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học và đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên. Chi tiết xem tại: Học viên nói về chúng tôi tại Stanford

Stanford liên tục tổ chức các kỳ tuyển sinh theo 2 hạn tuyển sinh trong tháng, mốc 1: Từ ngày 1 – 15 hàng tháng và mốc 2: Từ ngày 16 – 30 hàng tháng. Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: học tester, khóa học tester