Lập trình viên – Hành trang nào dành cho bạn

So với một số lĩnh vực khác, lập trình không đòi hỏi phải có năng khiếu bẩm sinh. Tuy nhiên, lập trình đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo.

Tôi không muốn khẳng định lập trình là một công việc dễ dàng, nhưng tôi sẽ nói rằng nó không khó như người ta vẫn nghĩ. Lập trình không phải là một vấn đề thiên về lý thuyết như Hóa học hay Vật lý, bạn không cần phải đạt đến một cấp bậc thật cao để có thể làm việc tốt với nó. Có nhiều nguyên lý quan trọng trong Khoa học Máy tính, nhưng điều đáng ngạc nhiên là chúng ta vẫn có thể đạt được một bằng cấp nào đó sau khi học về chúng mà chỉ hiểu chúng một cách mơ hồ. Ngược lại, chúng ta sẽ có thêm rất nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng về Khoa học Máy tính chỉ bằng cách “mài đũng quần”, mà không cần tự làm mình bối rối với một mớ những lý thuyết rối rắm; có rất nhiều lập trình viên xuất sắc nhưng không có bằng cấp nào về Khoa học Máy tính.

So với một số lĩnh vực khác, lập trình không đòi hỏi phải có năng khiếu bẩm sinh, giống như vẽ hay ca hát. Bạn không cần phải có hoa tay hay khả năng cảm nhận âm nhạc cực tốt. Tuy nhiên, lập trình đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo. Trong một lớp học, có những sinh viên có thể làm các đề án khó một cách dễ dàng trong khi số khác lại bối rối và thậm chí mắc ngay những sai lầm mà giảng viên bảo họ nên tránh. Điểm phân biệt giữa những sinh viên thành công và không thành công không phải do họ tốt hơn hay thông minh hơn mà do họ chú tâm đến những gì đang diễn ra và cân nhắc cẩn thận những gì họ đang làm. Có lẽ cẩn thận và chú tâm cũng là một năng khiếu bẩm sinh. Nếu bạn đam mê ngành này thì hãy bỏ túi những kỹ năng sau nhé:

1. Chú ý đến các chi tiết

Trong lập trình, chi tiết là chính yếu. Máy tính thật sự “ngu ngốc” đến không thể ngờ. Bạn không thể mơ hồ, bạn không thể mô tả chương trình của bạn một cách nửa vời và hỏi nó rằng “Có hiểu tôi muốn nói gì không ?” rồi để cho trình biên dịch làm nốt phần còn lại. Nếu ngôn ngữ bảo bạn phải khai báo biến trước khi dùng thì bạn phải làm như thế. Nếu ngôn ngữ bảo bạn phải đánh dấu ngoặc đơn chỗ này, hay ngoặc vuông chỗ kia,… bạn cũng phải làm như thế.

2. Nghĩ theo lối ngu ngốc

Máy tính thật sự là ngu ngốc. Chúng thực hiện chính xác những gì bạn bảo chúng làm, không hơn không kém. Nếu bạn đưa cho máy tính một chai dầu gội rồi bảo nó đọc hướng dẫn và gội đầu thì tốt nhất là bạn phải chắc chắn đã đưa cho nó một chai dầu gội đầu thật lớn. Bởi vì nó sẽ làm ướt tóc, cào cho có bọt, xả bằng nước, lặp lại, rồi lại làm ướt tóc, cào cho có bọt, xả bằng nước, lặp lại và cứ như thế mãi… đơn giản là vì trên phần hướng dẫn không nói cho nó biết khi nào thì dừng lại.

Khi bạn lập trình, bạn nên nghĩ một cách “ngu ngốc” giống như máy tính. Khi đó bạn ở một cách nhìn đúng để có thể xác định mọi thứ đến từng chi tiết nhỏ nhất và đừng giả định rằng kết quả đúng sẽ xảy ra trừ khi bạn bảo nó.

Điều này cũng không có nghĩa là bạn phải xác định tất cả mọi thứ, nhiệm vụ chính của những ngôn ngữ lập trình cấp cao là giảm bớt gánh nặng cho lập trình viên. Một trình biên dịch C có thể xử lý theo “trực giác”, chẳng hạn khi bạn gán một biến số nguyên sang một biến số thực, nó sẽ tự động thực hiện việc chuyển đổi trước khi gán. Nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng cái gì là ngầm định và cái gì là tường minh.

3. Có rất nhiều thứ cần phải nhớ khi lập trình

Cú pháp của ngôn ngữ, tập các hàm đã viết sẵn mà bạn có thể gọi cùng với các thông số của chúng, những biến và hàm bạn đã định nghĩa, những kỹ thuật bạn đã từng dùng hay thấy trong quá khứ có thể ứng dụng vào vấn đề mới, những lỗi bạn đă từng mắc, … Càng nhiều chi tiết bạn có thể nhớ, bạn càng thành công trong lập trình.

4. Khả năng trừu tượng hóa, nghĩ ở nhiều cấp độ

Đây có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất trong lập trình. Máy tính là một trong những hệ thống phức tạp nhất mà con người đã tạo ra  và trong khi lập trình nếu bạn phải giữ trong đầu mọi khía cạnh của máy tính ở mọi cấp độ thì hẳn bạn phải dùng sức mạnh như Hercule chỉ để viết một chương trình đơn giản.

Một trong những kỹ thuật mạnh mẽ để giải quyết sự phức tạp của những hệ thống phần mềm (hay bất kỳ hệ thống phức tạp nào khác) là chia nó ra thành những “hộp đen” nhỏ thực thi các tác vụ để giải quyết vấn đề và giấu đi một số chi tiết, do đó bạn không cần phải nghĩ đến mọi thứ cùng một lúc.

Chúng ta luôn phân chia các công việc mọi lúc có thể, một cách vô thức. Nếu tôi bảo bạn đi đến cửa hàng và mua một ít sữa, tôi sẽ không cần phải bảo bạn đi ra cửa mở cửa, đi ra ngoài, mở cửa xe hơi, vào trong xe, lái đến cửa hàng, ra khỏi xe, vào cửa hàng, … Tôi không cần phải nói rõ như thế và bạn thậm chí cũng không cần nghĩ đến những điều vừa kể.

Phân chia công việc hay trừu tượng hóa, là một kỹ năng trong lập trình, hay trong việc quản lý một hệ thống phức tạp. Bạn có thể chỉ cần giữ một vài thứ trong đầu trong một lúc. Nếu như cứ nhất thiết phải hiểu tất cả các dòngng lệnh và ngay lập tức hiểu được chương trình thì cuối cùng chương trình sẽ không thể viết hay hiểu được. Chỉ khi có thể hiểu từng phần nhỏ một cách riêng lẻ thì mới có thể làm việc với các chương trình lớn.

Việc chia nhỏ chương trình, mặc dù là một công cụ tốt, nhưng không phải là một phương thuốc tức thì cho tất cả các vấn đề về tổ chức. Chúng ta có rất nhiều giả định về cách mà những thứ khác nhau làm việc và mọi thứ chỉ làm việc khi những giả định đó thỏa mãn.

Do đó, chúng ta không thể chỉ đơn giản chia nhỏ tất cả các vấn đề mà quên đi sự phức tạp của nó. Chúng ta phải nhớ ít nhất là một số giả định trong số các giả định quanh sơ đồ phân chia vấn đề. Chúng ta phải nhớ điều gì chúng ta có thể mong đợi hay không mong đợi từ các tiến trình mà chúng ta gọi để thực hiện công việc.

Hăy nghĩ đến cơ cấu thiết kế phân cấp, dùng cấu trúc phân cấp để chỉ phải nghĩ về những thứ ở cùng cấp độ. Đó là điều tôi muốn nói về “nghĩ ở nhiều cấp độ”. Đó là một công việc hết sức tinh tế, nhưng đó cũng là cách duy nhất để giải quyết các vấn đề lớn và phức tạp.

Cái khó của lập trình (bên cạnh việc gặp vấn đề với bốn kỹ năng nêu trên) là phải tìm kiếm những chi tiết nhỏ các vấn đề về tổ chức, về con người. Một chương trình lớn là một hệ thống phức tạp đến kinh khủng; một đề án lớn đòi hỏi nhiều người làm việc thật chăm chỉ từ những công việc lẻ tẻ cho đến việc giao tiếp để tránh khỏi cơn lũ lỗi và các chi tiết lặt vặt.

Để trở thành một lập trình viên giỏi, bạn không chỉ là một người viết code giỏi mà bạn cần phải có những kỹ năng trải khắp từ kiến thức về công nghệ, quy trình và sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc. Với nhu cầu kỹ thuật số ngày càng gia tăng, công nghệ thông tin ngày càng lan rộng thì bạn, một developer, với những hành trang đầy đủ về kỹ năng và kiến thức bắt kịp xu hướng sẽ nhanh chóng nhận được những yêu cầu tuyển dụng ưng ý.

Hiện nay, tại Việt Nam, đã có những cơ sở đào tạo ra đời dựa trên nhu cầu học lập trình chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu lập trình viên vừa có kỹ năng chuyên môn vừa có những kỹ năng mềm chuyên nghiệp. Điển hình trong đó là Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Các khóa học lập trình mang thương hiệu Stanford được biên soạn theo chương trình tài liệu chuẩn quốc tế và kiến thức, kinh nghiệm dự án thực tế của chuyên gia. Khi tham gia khóa học tại công ty chúng tôi bạn sẽ được cung cấp đầy đủ từ slide bài giảng, video bài giảng của chuyên gia cho bạn chủ động ôn luyện, sourcecode demo chi tiết, bài tập và các tài liệu liên quan khác.

Tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế, các khóa học kinh nghiệm lập trình được khai giảng liên tục trong tháng như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: học lập trình, khóa học lập trình