Xu hướng tuyển dụng 2015 khao khát điều gì ở lập trình viên

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc tuyển dụng ứng viên có khả năng lập trình tốt là điều “ai cũng muốn”. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần.

Tuyển dụng nhân sự trong ngành CNTT, đặc biệt là ngành phần mềm thường rơi vào tình trạng nhiều ứng viên nhưng ít người có thể trở thành nhân viên của các công ty. Bởi lẽ, phần lớn sinh viên ngành CNTT ra trường chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn, không thể tự lên kế hoạch học tập trong công việc, dễ nản khi gặp việc khó... Có đến 80% sinh viên tốt nghiệp chưa có các kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ công việc (đọc, viết tiếng Anh, trình bày, giao tiếp; tự học và nghiên cứu; làm việc nhóm; quản lý và lãnh đạo...).

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, việc tuyển dụng ứng viên có khả năng lập trình tốt là điều “ai cũng muốn”. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần. Còn có những yếu tố quan trọng khác mà nhà tuyển dụng không thể bỏ qua nhằm có được đội ngũ nhân sự thật sự “mạnh về chuyên môn- vững về làm nghề”.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các phần mềm được sinh ra giống như lời giải cho bài toán nào đó đến từ cuộc sống. Vì vậy, nền tảng cơ bản của lập trình phần mềm là giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, đây lại là điểm yếu của phần lớn ứng viên công nghệ hiện nay. Nếu có khảo sát dành cho câu hỏi “ đâu là điều bạn sợ nhất khi tham gia phỏng vấn vị trí lập trình viên ” - đó hẳn sẽ là việc viết code để giải quyết bài toán nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Hãy thay đổi điều này, thay đổi bằng cách tập thói quen suy nghĩ về các vấn đề của cuộc sống cùng ngôn ngữ lập trình. Đừng chờ đợi những kì thi định kỳ đưa đến cho bạn một vài bài toán nào đó, vượt qua rồi tự hào rằng “ tôi sẽ là lập trình viên tương lai ”. Cũng đừng quên Facebook, Google…của chúng ta hiện giờ đến từ đâu.

2.  Nắm trong tay một Profile “đắt giá” là cách tốt nhất để bạn chinh phục mọi vị trí mình muốn.

Trong mắt nhà tuyển dụng, một lập trình viên chuyên nghiệp là người có khả năng tạo nên những sản phẩm thực tế của riêng mình. Hãy tạo “kho” lưu trữ những sản phẩm của bạn, sắp xếp và có những chia sẻ nghiêm túc về chúng- điều này sẽ tạo nên lợi thế rất lớn cho bạn trong việc phỏng vấn.

Một ứng viên biết cách “tự học” đồng nghĩa với khả năng nhanh chóng thích nghi cùng sự thay đổi chóng mặt trong ngành công nghệ và tất nhiên đó là người có những kỹ năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu công việc. Đừng ngại học những kiến thức mới và chia sẻ kinh nghiệm học làm việc cũng như cảm nhận của bạn về nó cùng mọi người. Bạn sẽ bất ngờ khi biết một trong số những người “theo dõi” bài viết của bạn có thể là nhà tuyển dụng mà bạn sẽ gặp trong tương lai.

3. Không trả lời rằng: “Tiền lương chẳng phải vấn đề quan trọng với tôi”.

Khảo sát mới do JobStreet Việt Nam công bố cho thấy lương là lý do tiên quyết để người lao động ứng tuyển các vị trí công việc, trải đều theo nhiều vị trí và lĩnh vực. Việc chấp nhận mức lương chưa cao sau khi ra trường chỉ cho thấy đó là ứng viên trẻ muốn có cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm hoặc là tiền đề cho quá trình muốn chứng minh năng lực bản thân theo thời gian.

Bởi thế, với câu trả lời “Tiền lương chẳng phải vấn đề quan trọng với tôi”, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người không xác định được năng lực của mình, tự ti và có phần sáo rỗng. Thậm chí, sự việc có thể tệ hơn khi họ cho rằng đây là câu trả lời không thật và ứng viên không coi trọng tiền lương thì cũng sẽ không coi trọng công việc.

Vậy còn bằng cấp, kỹ năng thực hành & kinh nghiệm làm việc- những thứ cơ bản trong hồ sơ xin việc? Bạn vẫn có thể “đặt” chúng trong hồ sơ ứng tuyển. Nhưng nó không phải thứ quan trọng nhất bởi nếu bạn có thể giải quyết vấn đề, luôn học để nâng cao kỹ năng, có những sản phẩm của riêng bạn và tự tin về bản thân.

Bên cạnh đó, việc theo học tại những mô hình đào tạo công nghệ đạt chuẩn cũng là lựa chọn mang nhiều giá trị nghề nghiệp cho bạn. Các mô hình này đào tạo CNTT theo tiêu chuẩn Quốc tế, giảng dạy dựa trên nhu cầu trực tiếp của doanh nghiệp đang là sự lựa chọn của số đông. Điều này khá dễ hiểu bởi khác với quy trình học tập theo khuynh hướng nghiên cứu thông thường, mô hình như trên là sự tổng hòa từ kiến thức chuyên môn và nhu cầu của những công ty phần mềm lớn trên Thế Giới.

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên môn, học viên tại những mô hình này được làm quen với guồng thay đổi thường xuyên của công nghệ bằng cách cập nhật thường xuyên các xu hướng mới trong quá trình giảng dạy. Nhờ đó, việc học tập chuyên ngành lập trình trở thành quãng thời gian trải nghiệm thực sự của người học. Lúc này, những yếu tố như xác định năng lực, định hướng vị trí công việc cũng như tìm kiếm việc làm trở nên rõ ràng, thực tế hơn rất nhiều so với cách thức thông thường.

Điển hình như mô hình đào tạo tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

Là một trong những trung tâm đầu tiên áp dụng thành công mô hình đào tạo “ dạy kinh nghiệm thực tế”, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng vừa có kỹ năng chuyên môn, vừa có năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm chuyên nghiệp. Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mang đến cho các bạn chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình các khóa học lập trình được xây dựng sát với thực tế và luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, công nghệ mới. Nội dung khóa học của Stanford được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín của các tác giả nước ngoài cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia.

Nếu như tại các trường đại học lớn đào tạo về CNTT các bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian và công sức để có thể học thành nghề nhưng tại Stanford, với hình thức dạy kinh nghiệm thực tế chỉ như học gia sư. Stanford – học để làm việc: “ cam kết 100 % học viên có thể làm được việc sau 6 tháng ”.

Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn trẻ đam mê công nghệ có cơ hội theo đuổi, học tập nghề lập trình viên một cách chuyên nghiệp cũng như nhận được những phần quà hấp dẫn trong dịp giáng sinh. Stanford tổ chức chương trình “RỘN RÀNG GIÁNG SINH” thời gian từ ngày 18/12/2014 đến hết ngày 31/12/2014 khi đăng ký học.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại các chương trình ưu đãi dành cho học viên

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức)

Tags: học lập trình, khóa học lập trình