Băn khoăn nghề kiểm định phần mềm

Những doanh nghiệp phần mềm đều nhận định rằng kiểm định là khâu quan trọng trong quy trình của một phần mềm và đòi hỏi nhân viên kiểm định phải giỏi nghề.

 “Lang thang” trên những diễn đàn của dân lập trình sẽ gặp vô số những lời than phiền về nghề của “tester” (nhân viên kiểm định phần mềm). Theo họ, hiện nay tại Việt Nam đang tồn tại những suy nghĩ cho rằng nghề kiểm định chỉ là “cấp thấp”, nghề lập trình mới thật sự là “hình thức bậc cao”.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản từ chính nơi sử dụng nguồn nhân lực. Ở một số công ty sản xuất và gia công phần mềm, những nhân viên mới được tuyển dụng nếu hơi yếu về kỹ năng lập trình, có thể được đưa vào làm công tác kiểm định.

Khi làm tốt công việc kiểm định họ mới được “thăng cấp” làm lập trình viên. Trong khi đối với các nhân viên khác trong cùng công ty, tương lai “có vẻ” tốt hơn, thì nhân viên kiểm định cảm thấy ít có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Nhiều công ty thường tuyển sinh viên mới tốt nghiệp để đào tạo thành nhân viên kiểm định. Vô hình trung, làm sinh viên ngộ nhận rằng kiểm định phần mềm là một công việc nhàm chán, lạc lõng và mất định hướng trong công việc về sau. Chính vì đó đã góp phần làm cho các doanh nghiệp trở nên “khát” nhân lực kiểm định phần mềm.

Hiểu đúng nghề kiểm định phần mềm

Những doanh nghiệp phần mềm đều nhận định rằng kiểm định là khâu quan trọng trong quy trình của một phần mềm và đòi hỏi nhân viên kiểm định phải giỏi nghề.

Kiểm định phần mềm gồm bốn mức: 1. Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị). 2. Integration Test (Kiểm tra tích hợp) 3. System Test (Kiểm tra mức hệ thống). 4. Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).

Cả bốn mức độ này đều đòi hỏi nhân viên kiểm định phải thực hiện tỉ mỉ, chính xác và chuyên nghiệp. Do vậy, một nhân viên kiểm định giỏi là người nắm vững không chỉ kiến thức lập trình mà còn kiến thức về lĩnh vực mà họ tham gia. Họ là người quyết định chất lượng của sản phẩm trước khi chuyển giao cho khách hàng, vì thế phải có những tố chất, kỹ năng và trách nhiệm đặc biệt.

Những nhân viên kiểm định xuất sắc rất thông thạo ngôn ngữ lập trình, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực và đặc biệt là giỏi trong các bài toán tổ hợp để đặt nghi vấn, phỏng đoán và xử lý tình huống cho đến khi sản phẩm hoàn thiện.

Trong thực tế, nhiều người không có kiến thức sâu về công nghệ thông tin, nhưng chính kiến thức rộng và chuyên sâu về phạm vi hệ thống họ quản lý, cách tư duy logic đã giúp họ trở thành người xuất sắc “như sinh ra là để làm nghề kiểm định”.

Mặc dù kiểm định chất lượng là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm như đã nói trên, tâm lý của sinh viên ngành công nghệ thông tin chỉ thích trở thành người lập trình (developer) hay viết mã (coder) hơn là tester vẫn chưa thể thay đổi ngay được.

Nghề và nghiệp

Tâm lý cho rằng kiểm định phần mềm là “nghề cấp hai”, “cấp thấp” cũng tác động tiêu cực đến việc đào tạo ở các công ty. Việc đào tạo một kỹ sư kiểm định giỏi khó hơn đào tạo một kỹ sư lập trình giỏi, vì động cơ trở thành lập trình viên giỏi rất phổ biến trong cộng đồng công nghệ thông tin. Để có thể đào tạo họ thành công, trước hết tự họ phải có niềm đam mê với công việc kiểm thử đó.

Một nhân viên kiểm định phải được trang bị kiến thức về hệ thống và lĩnh vực liên quan đến dự án mà họ tham gia. Ví dụ, khi kiểm định về hệ thống thanh toán ngân hàng, nhất thiết phải được trang bị kiến thức liên quan đến lĩnh vực này.

Để thành công, bất cứ nhà quản lý nào cũng cần đội ngũ có kiến thức chuyên môn kỹ thuật và nhiều yếu tố cộng hưởng. Điều này giải thích vì sao kiểm định đóng vai trò quan trọng trong quy trình đó.

Khó nhưng có tiềm năng

Theo các doanh nghiệp, ngành công nghiệp phần mềm, dù sản xuất hay gia công đều không thể tách rời khỏi khâu kiểm định, vì đó là khâu tích hợp trong quy trình. Ngoài ra nó còn là một ngành gia công độc lập, tạo nên một nguồn doanh thu lớn khi mà các hãng chỉ thuê đối tác gia công thực hiện công việc kiểm định cho mình.

Nhưng điều khó khăn của hoạt động kiểm định phần mềm Việt Nam là hiện tại vẫn chưa có một chương trình đào tạo chuyên sâu về ngành này, trong khi đây lại là một ngành khá mới mẻ, để phát triển cần phải có trang bị những kỹ năng chuyên sâu. Muốn thiết lập bộ phận kiểm định các công ty phải tự đào tạo nhưng không phải công ty nào cũng có đủ khả năng tổ chức chuyên nghiệp.

Nắm bắt được điều đó, Công ty cổ phần Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ liên tục tuyển sinh khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm. Khóa học được xây dựng và giảng dạy bởi chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm thử phần mềm để đảm bảo sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể đi làm được ngay tại các doanh nghiệp phần mềm.

Tham gia khóa học Tester tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ, có hệ thống về kiểm thử phần mềm. Học viên sẽ biết được những kỹ thuật và tư duy kiểm thử phần mềm, cách nâng cao tính hiệu quả của phần mềm thông qua việc áp dụng các kiến thức, quy trình, công nghệ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Ngoài ra còn trang bị cho học viên những kỹ năng mềm cần thiết để học viên có thể làm công việc kiểm thử phần mềm một cách chuyên nghiệp trong thực tế cũng như thích nghi nhanh với công việc của chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các tập đoàn phần mềm lớn.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi cho học viên tại Stanford

Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé.

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: học kiểm thử phần mềm, khóa học kiểm thử