Toàn cầu hóa và tương lai của sinh viên công nghệ Sự chuẩn bị một tư thế học tập và làm việc có định hướng đúng sẽ giúp bạn bắt kịp nhu cầu xã hội và đạt được thành công. Sau khi tốt nghiệp một vài năm sẽ có những bạn làm việc được trong các công ty đa quốc gia với mức lương vài chục triệu, nhưng cũng có không ít bạn nhận mức lương vài triệu đồng ở các công ty nhà nước hoặc tư nhân và bên cạnh đó cũng có không ít nộp đơn mãi mà không qua được vòng phỏng vấn... Nguyên nhân tại đâu??? Ngày nay, đất nước đã bước vào nền kinh tế hội nhập (WTO) nhưng nhiều bạn trẻ vẫn còn chưa ý thức được tầm quan trọng (thậm chí chưa hiểu được nó ảnh hưởng đến mình ra sao) và do đó chưa có kế hoạch học tập để chuẩn bị cho tương lai để thích nghi với môi trường làm việc đa quốc gia sau khi ra trường. Do đó, các bạn phải hiểu được sự ảnh hưởng của toàn cầu hoá đối với tương lai bản thân, nó không phải là cái gì xa vời, nó không phải là chuyện của quốc gia... mà nó là chuyện của mỗi bạn sinh viên. Sự chuẩn bị một tư thế học tập và làm việc có định hướng đúng sẽ giúp bạn bắt kịp nhu cầu xã hội và đạt được thành công. Ngược lại, nếu bạn giữ một cách học truyền thống tuy cần mẫn nhưng xa rời thực tế, bạn sẽ bơ vơ lạc lõng sau khi ra trường. Chỉ đến khi bị các doanh nghiệp “chê”, trả hồ sơ lại sau bao nhiêu lần phỏng vấn xin việc bạn mới bàng hoàng nhận ra rằng mình đã định hướng sai, cái cần học thì không học, cái thực tế không cần thì lại xuất sắc... Đó là nguyên nhân khiến cho nạn thất nghiệp tràn lan trong khi nhân sự ở các công ty vẫn thiếu trầm trọng như hiện nay. Đặc biệt với ngành công nghệ thông tin (CNTT), nhu cầu nhân lực mỗi năm tăng 13%. Ước tính trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp trong nước có nhu cầu tuyển dụng 411.000 người có trình độ chuyên môn về CNTT. Nhưng nhiều doanh nghiệp, công ty phần mềm vẫn luôn trong tình trạng thiếu nhân lực, thường xuyên phải săn tìm các lập trình viên. Đặc biệt là các vị trí như: lập trình ứng dụng/game di động, điện toán đám mây... Khi nguồn cung nhân lực công nghệ thông tin không đáp ứng nổi nhu cầu, các doanh nghiệp và công ty phần mềm càng “nóng lòng” săn đón nguồn nhân lực CNTT trong cộng động sinh viên. Các lập trình viên tương lai vì thế càng có cơ hội thể hiện mình. Cơ hội là vậy nhưng các bạn sinh viên công nghệ thông tin nói chung và sinh viên lập trình nói riêng phải “thức tỉnh” và có định hướng cho bản thân một cách rõ nét hơn. Nhiều sinh viên dù học đến năm thứ 4 về ngành CNTT nhưng vẫn tỏ ra mông lung về ngành họ đang theo học, một số người còn hoài nghi về tương lai nếu chọn theo ngành CNTT, đặc biệt là lập trình. Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng “cường độ làm việc lớn, phải thức khuya liên tục, học quá nhiều công nghệ mới thường xuyên, cộng với đồng lương không cao là nguyên nhân ít người muốn theo ngành này lâu dài… Nhưng thực tế tại một số công ty phần mềm ở Việt Nam, lập trình viên mới ra trường lương khởi điểm là khoảng 5,5 - 6 triệu đồng/tháng nhưng sau 3-5 năm có thể tăng lên 20 triệu đồng/tháng nếu cá nhân đó có phương pháp làm việc hiệu quả, thành thạo ngoại ngữ, có kĩ năng mềm. Còn theo Payscale.com, website chuyên so sánh về lương, bình quân lương kĩ sư phần mềm (với 4 năm kinh nghiệm) ở Việt Nam gần bằng 4/5 ở Trung Quốc và cao gấp đôi Ấn Độ. CNTT không phải ngành vất vả, áp lực, lương thấp như nhiều người vẫn nghĩ. Có chăng, các trường đào tạo nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hướng nghiệp để sinh viên hiểu hơn về tương lai việc làm sau này. Ngoài những kiến thức nền tảng thì các sinh viên CNTT cũng luôn phải cập nhật công nghệ, kĩ năng mềm (như giao tiếp, làm việc nhóm), ngoại ngữ, thái độ và phương pháp làm việc. Điều này sẽ giúp các bạn bắt nhịp tốt với thực tiễn của doanh nghiệp cũng như phát triển về sau. Tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình, học viên được cung cấp những kiến thức nền tảng vững chắc để có thể thích nghi nhanh với mọi ngôn ngữ lập trình. Bên cạnh đó, học viên còn thường xuyên được cập nhật và đổi mới công nghệ, cũng như trau dồi những kỹ năng mềm để có thể làm việc trong một môi trường doanh nghiệp phần mềm chuyên nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi có những khóa học phù hợp cho lựa chọn của bạn để bạn có thể khởi nghiệp sớm hơn và về đích một cách nhanh nhất. Vậy thì với những bạn đang có ý định học theo ngành CNTT hoặc có đam mê nhưng còn e ngại thì việc lựa chọn một đơn vị học nghề như Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế để theo học, có lẽ là lựa chọn tối ưu nhất trong thời điểm này. Với mô hình đào tạo là “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm “học để làm việc” là kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn quan niệm làm thế nào để mang đến kết quả tốt nhất cho học viên sau mỗi khóa học. Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại: các chương trình ưu đãi dành cho học viên tại Stanford Hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc điện thoại: 024. 6275 2212 – 024. 6662 3355 để được tư vấn trực tiếp bạn nhé. Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học lập trình, khóa học lập trình