CNTT: Sinh viên mới tốt nghiệp và hành trình đi xin việc

Nhiều cử nhân CNTT tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc, những gì họ được học trên giảng đường rất xa lạ với nhu cầu tuyển dụng.

Cứ mỗi dịp hè về, bên cạnh các hoạt động, kế hoạch vui chơi giải trí của các em nhỏ sau một năm học vất vả là bộn bề lo toan của toàn bộ thế hệ học sinh – sinh viên. Cấp 2 thì lo thi cấp 3, cấp 3 lo thi Đại học và đặc biệt, Sinh viên Đại học thì chạy đôn chạy đáo lo xin việc.

Sau 4-5 năm miệt mài trên giảng đường cao đẳng, đại học, cầm trên tay tấm bằng cử nhân, hàng nghìn các bạn trẻ lao vào một cuộc chiến đầy cam go, thử thách mang tên “hành trình xin việc”. Nhiều bạn tự hỏi “tại sao có nhiều công việc thế mà mình vẫn thất nghiệp?” hay “nhìn các bạn khác tìm việc thật dễ dàng còn mình sao mãi chưa tìm được thế này?"

Đây cũng là thực trạng chung của sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT). Vậy nguyên nhân do đâu?

Nhiều cử nhân CNTT tốt nghiệp loại giỏi vẫn thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc. Thực tế, những gì họ được học trên giảng đường rất xa lạ với nhu cầu tuyển dụng.

Thiếu kỹ năng thực hành

Nhà tuyển dụng gần như không cần đến những mớ khái niệm, câu lệnh, nguyên tắc, đặc điểm mà sinh viên học được trong nhà trường. Cái mà họ cần là kỹ năng thực hành, kiến thức trong thực tiễn công việc. Nhưng theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT cho thấy hiện nay, 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề.

Kỹ năng mềm thiếu và yếu

Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề này. Hầu hết rất bị động, hiểu mơ hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối với công việc của mình. Điều này khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn yếu.

Không hiếm trường hợp sinh viên đạt kết quả học tập rất tốt nhưng khi phỏng vấn xin việc gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, đặt vấn đề, kỹ năng team work, giao tiếp tiếng Anh… vẫn điểm yếu của các bạn. Mặc dù đây được coi là những kỹ năng tối cần thiết khi phỏng vấn xin việc.

Các nhà tuyển dụng đều cho biết, các bạn sinh viên khi đến phỏng vấn xin việc thường tự tin về kiến thức trong sách vở nhưng khi được yêu cầu làm công việc bổ trợ khác như là tư vấn hay giao tiếp với khách hàng thì lại rất kém. Thông thường chúng tôi phải chấp nhận đào tạo các bạn lại từ đầu. Sẽ khả quan hơn nếu các bạn biết rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho công việc và trước đó đã làm quen với các công ty thì đến bây giờ sẽ thích nghi nhanh hơn.

Ảo tưởng về giá trị bằng cấp của mình

Nhiều bạn thất nghiệp không phải vì không xin được việc mà đôi khi chỉ vì bạn cho rằng “4 năm học tập với bao công sức, mồ hôi của bản thân, bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ tại một ngôi trường danh tiếng, ra trường với tấm bằng khá đẹp trong tay. Tại sao mình lại phải làm những công việc với mức lương chỉ dao động trọng khoảng 3-5 triệu/tháng?” Bạn đòi mức lương cao hơn, nhưng bạn lại lúng túng trong việc trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên trả cho bạn mức lương đó?” từ nhà tuyển dụng.

Gần như 100% trong chúng ta, khi xin việc đều có những mục đích chung như “tiền lương”, “kinh nghiệm”, “ổn định”, “cơ hội thăng tiến”. Nhưng bạn chớ vội vàng đặt tiền lương lên trước, bởi có khi nào ta tự hỏi “mình chưa có kinh nghiệm, chưa có nhiều kĩ năng mềm, lại mới ra trường, chưa thực sự hiểu rõ về công việc” thì mục đích trước mắt của mình khi xin làm công việc này là gì? Ở mỗi giai đoạn thì mỗi mục đích sẽ được đặt ở vị trí ưu tiên khác nhau. Trong thời điểm này thì chúng ta cần và nên để “kinh nghiệm” lên hàng đầu.

Thêm vào đó, với tầm nhìn lâu dài, các doanh nghiệp lớn thường e dè trước các sinh viên CNTT chưa được đào tạo tốt về kỹ năng quản lý dự án cũng như kỹ năng lãnh đạo, những yếu tố rất cần thiết cho sự thăng tiến trong ngành. Nhiều sinh viên CNTT ra trường dù có chuyên môn, ý tưởng nhưng gặp khó khăn trong việc trình bày và thuyết phục khách hàng.

Theo đánh giá của nhiều nhà tuyển dụng, giữa hàng loạt cơ sở giảng dạy CNTT ở nước ta hiện nay, Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ được đánh giá là một trong số những trung tâm đào tạo CNTT với đầu ra đạt chất lượng tốt và đồng đều cả về kiến thức lẫn kỹ năng.

Giải thích cho điều này, bạn Trần Văn Long -học viên lớp AD031501CB tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình cho biết: “Đăng ký học lập trình ở Stanford là một trải nghiệm tuyệt vời đối với tôi. Môi trường ở đây không chỉ giúp tôi trau dồi, thực hành kỹ năng chuyên môn, tư duy logic và lập trình, mà còn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng lãnh đạo và các kỹ năng mềm hữu ích khác nữa...”.

Stanford là môi trường tốt nhất bạn theo học

Chính vì những lí do trên, các học viên tại Stanford đã vượt qua những đòi hỏi khắt khe về kiến thức và kỹ năng khi ứng tuyển vào làm việc hoặc thực tập tại những tập đoàn hàng đầu trong nước và quốc tế.

Với thành công được minh chứng, cũng như nhận thấy nhu cầu nhân lực CNTT nước ta sẽ tiếp tục duy trì sức “nóng” trong tương lai, Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế liên tục khai giảng các khóa học lập trình như khóa học lập trình Java, khóa học lập trình Android, khóa học lập trình C#, các khóa học về lập trình web…tạo điều kiện cho các bạn trẻ đam mê tin học dễ dàng tiếp cận với những kiến thức CNTT mới nhất.

Là một trong số ít những trung tâm dạy lập trình mang tới quy chuẩn đào tạo đặc biệt, chú trọng vào yếu tố thực tế và khả năng làm việc chuyên môn hóa, Stanford: “cam kết 100 % học viên có thể làm được việc sau khi kết thúc khóa học”.

Bạn đam mê CNTT, bạn có ước mơ trở thành một Lập trình viên tài giỏi và bạn muốn làm chủ tương lai? Vậy thì hãy cập nhật ngay thông tin về chương trình “ưu đãi nhân đôi” cùng Stanford để có cơ hội tỏa sáng. Đây là chương trình mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị thiết thực nhằm tạo điều kiện cho các bạn học viên có cơ hội học tập thuận lợi và hưởng ưu đãi lớn nhất trong năm.  Chi tiết xem tại đây

Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford.Chi tiết xem tại: 10 lý do bạn nên chọn Stanford

Nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0866 586 366 – 0963 723 236 hoặc 024 6275 2212 - 024 6662 3355 để được gọi lại tư vấn chi tiết.

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức)

Tags: học lập trình, khóa học lập trình