Kinh nghiệm thực tế - Lời giải của đào tạo IT Việt Thế hệ lao động trẻ Việt Nam luôn phải đối mặt với áp lực rất lớn từ bóng ma “kinh nghiệm” sau khi ra trường. Nhiều SV mới tốt nghiệp đi xin việc chỉ biết “than trời” khi nhận được những yêu cầu: “có kinh nghiệm làm việc trên ba năm”, “ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm”. Không ít người đành tự lui về “đội ngũ dự bị”, nghĩa là... chịu thất nghiệp! Tổ chức AIESEC, hợp tác với Unilever, Nielsen và Adecco công bố Khảo sát giới trẻ Việt với khá nhiều thông tin thú vị. 44% sinh viên được hỏi cho rằng kiến thức mà đại học trang bị khó giúp họ tìm được công việc tốt. Nhưng có tới ½ tổng số người trẻ ra trường cho biết sẽ tìm kiếm công việc sau khi tốt nghiệp ĐH. Cứ như vậy, mỗi năm, số lượng lớn lao động mới tốt nghiệp lại tràn vào thị trường nhân sự Việt Nam với “chiếc phao” duy nhất là tấm bằng Cử Nhân. Tuy nhiên, đa phần việc đào tạo IT trong nước hiện nay chỉ giúp giới trẻ có được tấm bằng chứng nhận, may mắn hơn là kiếm được công việc. Trong khi đó,kinh nghiệm thực tế ”– có tác động quyết định sự tồn tại, khả năng thích ứng bền vững với nghề của nhân sự vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức. Thực trạng đó vẫn là nút thắt rất lớn trong quy trình tuyển dụng của nhiều đơn vị. Với giới trẻ, đây là sự thật trần trụi ai cũng biết nhưng không ai muốn chấp nhận. Gần 75% số sinh viên được hỏi tự tin sẽ sớm tìm kiếm được công việc mong muốn chỉ dưới 4 tháng sau khi tốt nghiệp. Nhưng thực tế, không nhiều trong số đó chạm tới kỳ vọng thật sự của mình. Ngọc tân – học viên tại Stanford – dạy kinh nghệm lập trình, hiện đang là Lập trình viên cho biết: “Tôi đã từng rất tự tin rằng chỉ với những gì đã học, việc được chào đón tại các công ty là điều tất yếu. Tuy nhiên, chính sau quá trình làm việc của mình, tôi mới nhận thấy không có gì bằng cọ xát thực tế”. Điều khiến giới trẻ hệ thống mài dũa và trang bị cho mình năng lực sắc bén phải là kinh nghiệm thực tế. Đây chính là nguyên nhân mô hình đào tạo công nghệ theo hướng mở, thúc đẩy quá trình tự học của học viên cũng như cung cấp cơ hội trải nghiệm thực tế được đặc biệt đón nhận. Việc giảng dạy bài bản, tập trung giúp giới trẻ có được kiến thức làm nghề nhanh chóng nhưng ngắn hạn. Ưu điểm của cách thức này là giúp người học hoàn toàn loại bỏ các yếu tố không cần thiết, nhờ đó có sự đầu tư cao độ với nghề. Đây là yếu tố rất quan trọng để nhân sự xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, thích nghi nhạy bén. Đơn cử hiện nay như mô hình dạy kinh nghiệm thực tế do Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ triển khai. Song song với quá trình học chú trọng thực hành, xây dựng nền tảng vững chắc cho khả năng làm việc thực tế, Stanford còn giúp các bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng và đặc biệt đúng với nhóm nghề công nghệ thông tin hiện nay. Một điển hình chứng minh cho xu thế này là mô hình đào tạo của Stanford đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện nay. Với phương châm “học để làm việc”, cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhiều năm tham gia giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm thực tế từ các dự án phần mềm lớn, học viên tại Stanford không những được đào tạo bài bản về kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm khi trực tiếp tham gia vào những dự án phần mềm lớn ngay trong chương trình học. Ngoài ra lớp học tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm tại các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học lập trình, khóa học lập trình