Tuyển dụng ngành lập trình: Nỗi sợ mang tên “xu hướng” Chạy theo xu hướng khiến việc tuyển dụng ngành lập trình trở thành cuộc đua của những CV đẹp về hình thức nhưng “ảo” về kỹ năng. Chạy theo xu hướng vẫn đang bao trùm lên tư duy của đại đa số sinh viên hiện nay, khiến việc tuyển dụng ngành lập trình trở thành cuộc đua của những CV đẹp về hình thức nhưng “ảo” về kỹ năng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia dự báo trên thế giới trong năm 2015 và những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẻ phát triển bùng nổ; Việt Nam sẻ trở thành một con rồng mới ở châu Á và tốc độ phát triển kinh tế sẻ cải thiện không ngừng theo hướng tích cực. Mà trong số này, ngành CNTT sẻ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển nhanh hay chậm. Tính riêng Báo cáo Tổng quan về Thị trường Nhân lực trực tuyến những tháng đầu năm do CareerBuilder cung cấp, lĩnh vực CNTT- Phần mềm, trong đó nổi bật là nghề lập trình giữ vị trí thứ 3 trong Top ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi Công nghệ thông tin và nhóm ngành lập trình đã, đang và sẽ là xu hướng mang tính toàn cầu, vươn tầm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống. Xét riêng tại Việt Nam hiện nay, trào lưu công nghệ đã trở nên thật sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù lực hấp dẫn mà nó tạo nên khiến nhà tuyển dụng “mừng” vì có nhiều hồ sơ ứng tuyển đa dạng, sự lo lắng cũng đang dần gia tăng bởi chất lượng nhân lực chưa bắt nhịp với tốc độ phát triển chung. Đặt sang một bên câu chuyện về việc cung cấp các quy trình đào tạo công nghệ cho giới trẻ, luận điểm cần quan tâm thêm là cách tư duy của nhiều sinh viên trong việc theo đuổi nghề nghiệp của mình. Theo các thống kê vài năm trở lại đây, chiếm tới hơn 60% số người được hỏi đều chia sẻ rằng, họ chọn nghề lập trình vì đây đang là lĩnh vực thời thượng, đi cùng trào lưu. Và cũng từ đó, hàng năm, thị trường đón nhận hàng chục nghìn Cử nhân theo công thức lối mòn “học tập- ra trường- tìm vị trí tốt” nhưng không ai trong số đó biết bản thân mình thật sự đang định hướng điều gì. Một số nhà tuyển dụng cho biết, những doanh nghiệp công nghệ ngày nay không chỉ cần nhân lực đáp ứng đủ trình độ chuyên môn. Điều quan trọng hơn khi muốn tồn tại và phát triển trong thời cuộc cạnh tranh khốc liệt là tuyển dụng được ứng viên có khả năng tồn tại bền bỉ, tư duy nhạy bén cùng nghề. Nhưng đa phần doanh nghiệp vẫn “tạm” chấp nhận một số kỹ năng mang tính nền tảng của nhân lực, tìm cách đào tạo và phát hiện khả năng trong thời gian làm việc, qua đó xây dựng đội ngũ cho mình. Biết rằng phương án trên- một phương án tạm thời của doanh nghiệp vẫn giúp nhiều người trẻ ra trường có được việc làm và cơ hội thăng tiến, nhưng nó cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến khả năng đột phá của IT Việt còn quá ít ỏi, khó khăn. Theo các chuyên gia hướng nghiệp trong nước, thực trạng hiện nay cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa lao động có kinh nghiệm và sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, vì thế sảy ra tình trạng cạnh tranh không cân sức giữa hai nhóm này. Vì thế, nếu các bạn lựa chọn học ngành CNTT trong năm 2015, trước tiên hãy xác định là các bạn có yêu thích ngành này hay không. Xem thử bản thân có phù hợp ngành Nghề này không? Một khi đã xác định là có thì chúng ta phải theo đuổi đến cùng, không ngừng phấn đấu cho lựa chọn của mình. Thay vì lao vào học lấy bằng với niềm tin “ảo” rằng mình chắc chắn sẽ được đón nhận, hãy suy nghĩ, cân nhắc, tìm hiểu một cách thường xuyên về khả năng của bản thân và tạo ra cho mình con đường phù hợp. Có một điều mà mọi nhà tuyển dụng đều trông đợi, đó là một ứng viên có khả năng chuyên môn hóa và tồn tại bền bỉ cùng nghề. Vì vậy, đừng để Xu Hướng cuốn trôi năng lực của bạn trong những CV hào nhoáng bề ngoài. Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm, bên cạnh việc bồi đắp những đam mê công nghệ, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn dành nhiều tâm sức trong việc định hướng tư duy, khơi gợi khả năng cá nhân của học viên giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình. Với phương châm “học để làm việc”, cùng mô hình “dạy kinh nghiệm thực tế” nhiều thế hệ Lập trình viên học tại Stanford đều được công nhận cả về tính chuyên nghiệp và kỹ năng linh hoạt với nghề, hầu hết các bạn điều có khả năng thích nghi với nhiều môi trường doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về lập trình viên, về khóa học giúp bạn trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp tại stanford.com.vn Sưu tầm và Tổng hợp Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức) Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ