Những điều luật mà lập trình viên nên tuân theo Nếu bạn thực sự mong muốn trở thành một lập trình chuyên nghiệp, hãy bắt đầu bằng việc thực hiện nghiêm túc điều dưới đây trong quá trình làm việc của mình. 1. Công nghệ chỉ là một phương pháp để giải quyết vấn đề, không phải là giải pháp Cộng đồng lập trình viên là một cộng đồng khá phù phiếm, chúng ta chạy theo đủ thứ công nghệ đang hot: NodeJS, AngularJS, NoSQL … tuy nhiên đôi khi chúng ta quá chú trọng vào công nghệ mà quên mất rằng nó chỉ là 1 phương pháp giải quyết vấn đề. Đơn cử, nếu làm một trang web mua bán đơn giản, ít người sử dụng, ta có thể dễ dàng sử dụng PHP & MySQL, hoặc sử dụng các framework có sẵn,… không cần phải cố gắng áp dụng công nghệ nào đó khác để giải quyết 1 vấn đề đơn giản. 2. Đừng code “thông minh”, hãy code rõ ràng Có bao giờ bạn gặp trường hợp thế này: Có 1 chức năng cần sửa, hoặc 1 con bug khủng. Bạn nghĩ ra cách hiện thực cách giải vô cùng thông minh, ngắn gọn, tự khen mình thông minh. Tuy nhiên, 1 tháng sau, vào xem lại code của chính mình và không biết cái đống code “thông minh” của mình chạy như thế nào, làm sao sửa. Là lập trình viên, chất lượng của code được đo bằng tính rõ ràng, tính dễ bảo trì chứ không phải code càng ít dòng là càng giỏi. 3. Đừng viết code thừa, hãy viết đúng những gì cần viết Điều này có nghĩa là: Bạn chỉ cần viết code để hiện thực chức năng cần làm. Có thể code sẽ hơi thừa một chút, để chỗ trống cho sau này có thể bảo trì, nâng cấ... Tuy nhiên, đừng viết code thừa, code sẵn để “trong tương lai dùng tới”. Có thể trong tương lai bạn sẽ chẳng cần tới nó đâu. Ngược lại, nhiều code còn sinh ra nhiều bug hơn, làm việc bảo trì khó khăn hơn. 4. Trước khi viết code, hãy xác định code sẽ làm gì Đôi khi chúng ta cắm đầu vào code trước khi làm rõ vấn đề. Quả thật là có nhiều lúc ta phải code mới biết cần giải quyết chuyện gì, code thế nào. Tuy nhiên, lời khuyên ở đây là: Hãy xác định mục đích code sẽ thực hiện trước khi code. 5. Đừng lạm dụng comment Comment làm lập trình viên lười hơn. Thay vì đặt tên biến dễ hiểu, viết flow chương trình rõ ràng, họ viết 1 đống sh*t, sau đó dùng comment để mô tả đống sh*t đó làm gì. Ngoài ra, khi update code, họ rất lười update comment, do đó đôi khi comment chỉ là những dòng chữ thừa, không có tác dụng thực tế gì. Hạn chế việc sử dụng comment, chỉ dùng nó để mô tả những điều không mô tả được bằng code. Hãy tập code thế nào để không cần nhìn comment bạn cũng hiểu được code chạy thế nào. Tới lúc làm được điều đó, bạn đã lên một “đắng cấp” khác. 6. Hãy tự test code của mình trước khi quăng nó cho tester Dĩ nhiên, test là trách nhiệm của tester. Tuy nhiên, là một lập trình viên hãy tự test những case cơ bản, fix những lỗi ngu ngơ ngớ ngẩn như “validation”…trước. Đảm bảo chất lượng là trách nhiệm của mọi người. 7. Mỗi ngày hãy học 1 điều mới Trong giới lập trình, nếu mỗi ngày không học 1 điều mới, bạn sẽ thụt lùi. Bạn sẽ cảm thấy càng ngày mình càng già, tụt hậu về công nghệ. 8. Viết code là chuyện rất thú vị Thật lòng mà nói, nghề lập trình viên là một nghề có mức lương khá ổn, công việc cũng dễ kiếm. Đôi khi nhìn lại, đi làm 1 ngày 8 tiếng ngồi với code và IDE, ta bỗng cảm thấy mệt mỏi. Hãy nhớ lại những ngày đầu tập code, nhớ lại niềm vui khi những dòng code đầu tiên chạy được. Sau đó nhìn lại mình, được code (làm điều mình thích), lại còn được trả tiền, cuộc sống còn gì hơn nữa. 9. Chấp nhận rằng không phải thứ gì mình cũng biết Đừng cố gắng học hết mọi thứ, đừng cố gắng tỏ ra mình biết mọi thứ. Bạn có thể nói “em không biết”, cũng có thể hỏi người khác khi có vấn đề không rõ. Càng học nhiều bạn sẽ thấy có nhiều thứ mình không biết, thay vì cố gắng học hết tất cả, hãy học cách tự học, sau đó xác định những kiến thức nào thật sự cần thiết, và tập trung vào nó. 10. Cách giải quyết tốt nhất còn tùy vào hoàn cảnh Không phải lúc nào cũng nên áp dụng 3 lớp, áp dụng IoC, áp dụng Test Driven Development. Mặc dù chúng được gọi là “best practice” – những cách giải quyết tốt nhất, chúng ta cũng phải áp dụng tùy theo hoàn cảnh, không phải cứ mù quáng áp dụng vào là được. 11. Giữ cho mọi thứ đơn giản Cách giải hay nhất cho một vấn đề thường là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, cách “đơn giản” này đôi khi rất tốn công sức mới tìm ra được. Trước khi đưa ra một cách giải quyết phức tạp cho 1 vấn đề, hãy tự hỏi mình “có cách nào giải quyết nó một cách đơn giản hơn không”. Là lập trình viên, nếu tuân thủ những điều luật trên, chắc chắn bạn sẽ thành công hơn với nghề của mình. Còn nếu bạn muốn trở thành những lập trình viên giỏi hãy tham gia khóa học lập trình của chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn thành thạo và thành công. Stanford - Dạy kinh nghiệm thực tế với mong muốn đóng góp và làm thay đổi cách dạy và học truyền thống, chúng tôi đưa ra các chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn. Với phương châm "Học để làm việc", chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng cũng đầy thử thách và áp lực. Ngoài ra lớp học tại Stanford còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm ở các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn Sưu tầm Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ