10 điều khuyên răn dành cho lập trình viên

Mọi người có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây và bắt đầu trở thành một nhà phát triển tốt hơn ngay hôm nay.

Ngày nay, để trở thành một developer không phải là khó nhưng tôi tin rằng có một sự khác biệt lớn giữa các developer thông thường và một “good developer”. Mọi người có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây và bắt đầu trở thành một nhà phát triển tốt hơn ngay hôm nay. Đây là lý do tại sao luôn có những câu hỏi dành cho các nhà phát triển lớn từ khắp nơi trên thế giới về những gì họ nghĩ: Làm thế nào để trở thành một "good developer"?

1.Hiểu và chấp nhận rằng bạn sẽ phạm phải những sai lầm

Điểm mấu chốt ở đây là phát hiện ra chúng sớm, trước khi chúng trở thành một phần trong sản phẩm của bạn. May mắn thay, ngoại trừ một ít lập trình viên đang phát triển phần mềm về điều khiển tàu vũ trụ của NASA, còn lại thì lỗi lầm hiếm khi gây ra một tai họa lớn trong ngành công nghiệp của chúng ta, vì vậy chúng ta có thể và nên, học, cười, và bước tiếp về phía trước.

2. Bạn không phải là code của bạn.

Nên nhớ rằng toàn bộ quan điểm của công việc review là để tìm thấy những vấn đề và những vấn đề sẽ được tìm thấy. Đừng ôm lấy nó cho riêng mình khi mà một vấn đề nào đó còn chưa được phát hiện ra.

3. Không quan trọng là bạn có “cao thủ” đến mức nào đi chăng nữa, thì sẽ có một ai đó luôn biết nhiều hơn bạn.

Mỗi một cá nhân đều có thể dạy bạn một vài bí kíp mới nếu bạn hỏi. Tìm kiếm và học hỏi từ những người khác, đặc biệt là khi bạn nghĩ rằng điều đó thì không cần thiết.

4. Đừng viết lại code khi mà chưa có sự thảo luận với các đồng nghiệp khác.

Có một ranh giới giữa việc “fixing code” and “rewriting code.” Hãy nhận ra sự khác biệt đó và theo đuổi những thay đổi trong khuôn khổ của một buổi review code, đừng hành động một mình.

5. Đối xử với những người mà biết ít hơn bạn bằng một sự tôn trọng và kiên nhẫn.

Những người không phải là dân kỹ thuật khi làm việc với các lập trình viên thường giữ một quan điểm cho rằng chúng ta là những người kiêu căng và tự phụ lúc tốt nhất, và là đứa trẻ hay kêu khóc khi tồi nhất. Đừng làm củng cố cái quan niệm này sâu sắc thêm bằng sự giận dữ và thiếu kiên nhẫn của bạn.

6. Chỉ một điều duy nhất không đổi đó là thế giới này luôn thay đổi.

Vì vậy hãy mở lòng mình và chấp nhận nó cùng với sự mỉm cười. Hãy xem mỗi thay đổi với những yêu cầu, nền tảng, hoặc công cụ là một thách thức mới, không phải là một cái gì đó gây phiền phức nghiêm trọng cần phải chống lại.

7. Uy tín thực sự chỉ xuất phát từ kiến thức, không phải từ chức vụ hay địa vị.

Kiến thức mang lại uy tín và uy tín mang lại sự tôn trọng – vì vậy nếu bạn muốn được tôn trọng trong một môi trường không có “cái tôi”, thì bạn hãy trau dồi kiến thức của mình.

8. Đấu tranh cho điều mà bạn tin tưởng, nhưng cũng phải sẵn sàng chấp nhận thất bại.

Hiểu rằng đôi khi những ý tưởng của bạn sẽ bị bác bỏ. Thậm chí nếu sau đó bạn nhận ra nó là đúng, thì đừng trả đũa hoặc nói rằng, “thấy chưa, tôi đã nói rồi mà anh chẳng nghe” nhiều hơn một vài lần, và đừng khiến cho cái ý tưởng đã chết của bạn trở thành một liệt sĩ hoặc để đám đông than khóc.

9. Đừng trở thành một “gã luôn nấp ở trong phòng”.

 Đừng trở thành một gã mà cứ đóng cửa im ỉm ngồi coding ở trong phòng và chỉ ló mặt ra chỉ để kiếm một vài lon nước ngọt. Cái gã ở trong phòng thì ngoài tầm với, ngoài tầm nhìn, ngoài vòng kiểm soát và không có nơi nào trong một môi trường mở và cộng tác dành cho anh ta cả.

10. Chỉ trích code chứ đừng chỉ trích người – hãy tốt bụng đối với coder đó, chứ không phải với code của anh ta.

Nhiều nhất có thể, hãy tạo ra tất cả những bình luận của bạn tích cực và hướng đến nhằm cải tiến phần code đó. Các bình luận liên quan tới các tiêu chuẩn nội bộ, các đặc tả của chương trình và làm tăng tốc độ thực thi…

Ngày nay, chúng ta phải biết về nhiều phần cũng như về hàng chục các công cụ như các bộ tiền xử lý (preprocessors), phiên bản (versioning), triển khai (deployment), các kiến trúc (architectures), các framework, các mô hình (pattern)... Những công cụ này là tuyệt vời, nhưng bạn thường nhận được choáng ngợp bởi tất cả những điều này. Đặc biệt là bởi vì các công cụ được thay đổi hàng ngày.

Vì vậy, xin đừng bỏ cuộc. Vươn tới các vì sao là tốt, nhưng giúp bản thân và làm cho cuộc hành trình này trở lên thoải mái hơn. Đi từng bước và đánh giá cao những việc nhỏ, bạn có thể học hỏi với tất cả các dự án.

Với những chia sẻ trên, các bạn đã có cho mình những lời khuyên bổ ích để có thể tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp. Còn nếu bạn muốn trở thành những lập trình viên giỏi hãy tham gia khóa học lập trình của chúng tôi. Chúng tôi sẽ giúp bạn thành thạo và thành công.

Stanford - Dạy kinh nghiệm thực tế với mong muốn đóng góp và làm thay đổi cách dạy và học truyền thống, chúng tôi đưa ra các chương trình đào tạo gắn liền với thực tiễn. Với phương châm "Học để làm việc", chúng tôi sẽ giúp bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng cũng đầy thử thách và áp lực.

Cũng trong dịp hè 2015 này, Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình triển khai chương trình: “Học kỳ vàng” với những ưu đãi vô cùng hấp dẫn và ấn tượng dành tặng các bạn yêu thích công nghệ, đam mê lập trình đặc biệt là học sinh, sinh viên khi tham gia học tập tại Stanford. Cơ hội để bạn sở hữu khóa học với mức chi phí không lớn nhưng lại mang tới bạn một tương lai nghề nghiệp rộng mở. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Sưu tầm

Nhật Lệ (Stanford - Nâng tầm tri thức)

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ