Lập trình viên – Bạn đã sẵn sàng ứng tuyển?

Hiện nay, cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp CNTT là rất lớn nếu các bạn đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Cơ hội việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp CNTT là rất lớn nếu các bạn đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong đó bao gồm 1 mảng nhân sự quan trọng là lập trình viên. Họ chính là người thiết kế và viết ra những phần mềm thông qua các công cụ và ngôn ngữ lập trình.

Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành lập trình rất rộng mở, trong đó các kỹ năng được nhà tuyển dụng yêu cầu nhiều nhất là:

– Back-end: Java, C/C++, SQL, PHP, .NET

– Front-end: HTML/CSS, JavaScript, jQuery

– Mobile: iOS and Android

Các ngôn ngữ ít phổ biến hơn gồm: Ruby on Rails, Magento, Drupal,… Số lượng tuyển dụng của những skill tag này không nhiều, số lượng hồ sơ ít hơn, mức độ cạnh tranh vì thế cũng thấp hơn so với các skill tag phổ biến.

Đáng chú ý là 2 nền tảng di động iOS và Android chiếm tới 35% số vị trí tuyển dụng. Trung bình cứ 3 tuyển dụng thì có 1 về mobile.

Vậy, bạn đang có gì?

Theo khảo sát với các công ty phần mềm đang tuyển dụng, hai lợi thế của các developer Việt Nam là kĩ năng kĩ thuật trong lập trình và thái độ làm việc.

Developer ở Việt Nam khá thuần thục với các công việc chi tiết và rõ ràng, luôn có thái độ làm việc tích cực, chăm chỉ và ham học hỏi.

Vậy bạn nên học ngôn ngữ gì?

Đó không phải là câu hỏi bạn nên đặt ra.

Hãy nhớ: Mục đích cuối cùng của lập trình là giải quyết các vấn đề thực tế của người dùng; ngôn ngữ nào không quan trọng.

Hai thứ bạn có thể làm ngay lập tức giúp nâng cao giá trị của bản thân:

Trở thành 1 full-stack developer

Nếu là backend developer, hãy bắt đầu đọc document về front-end; nếu là web developer hãy học về UX/UI design; và mọi developer đều nên học về logic trong kinh doanh.

Hỏi bản thân: Với những kĩ năng của mình, tôi có thể giải quyết được vấn đề gì?

Hãy trở thành một full-stack developer: hiểu rõ hệ thống, biết mỗi bộ phận vận hành cùng nhau như thế nào, và trên tất cả: luôn sẵn sàng học hỏi cái mới, thích nghi với môi trường mới. 

Bên cạnh đó, developer ở Việt Nam còn thiếu khả năng thiết kế các phần mềm ứng dụng có độ phức tạp cao. Việc này yêu cầu sử hiểu biết về người dùng cuối và những vấn đề họ gặp phải.

Do đó, thấu hiểu sản phẩm ở level software architect sẽ giúp bạn đi xa trên sự nghiệp của mình chứ không dừng lại ở developer thuần túy.

Học ngoại ngữ

Có tới 70% số lượng việc làm trên website yêu cầu ít nhất một ngoại ngữ, đứng đầu với tiếng Anh tiếp theo đó là tiếng Nhật.

Học ngoại ngữ chính là học cách giao tiếp, mà giao tiếp chính là điểm yếu lớn của đa số lập trình viên. Giữa developers với nhau, bạn có thể dùng code để giao tiếp. Nhưng nếu bạn cần làm việc với đối tác nước ngoài hay muốn học hỏi những công nghệ mới nhất? Trau dồi ngoại ngữ không chỉ phát triển khả năng giao tiếp mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

Vậy cơ hội của bạn ở đâu?

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game..

Thực tế là đây đang là thời điểm bùng nổ cho IT Việt Nam: 70% các công ty tham gia khảo sát của ITviec cho biết sẽ mở rộng số lượng nhân sự lên ít nhất 30%; trong đó có tới nửa số công ty có kế hoạch tăng số nhân sự lên 50% trong 12 tháng tới. Trong 6 tháng vừa qua số lượng công ty tuyển dụng trên website tăng từ 80 lên 194 công ty; số lượng tuyển dụng tăng từ 500 lên đến 1000.

Bạn là một kỹ sư IT? Xin chúc mừng! Bạn đang ở đúng thời điểm tuyệt vời của CNTT rồi đó.

Cơ hội là không thiếu. Bạn đã sẵn sàng chưa?

Mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân lực nòng cốt cho nền CNTT hiện đại, Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế luôn mang đến chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm…

Với phương châm “học để làm việc”, cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhiều năm tham gia giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm thực tế từ các dự án phần mềm lớn, học viên tại Stanford không những được đào tạo bài bản về kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm khi trực tiếp tham gia vào những dự án phần mềm lớn ngay trong chương trình học. Đặc biệt tại Stanford lớp học còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm tại các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết xem tại stanford.com.vn.

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ