Chọn một hướng đi và chọn một ngôn ngữ lập trình

Lập trình viên phải chọn được đâu là ngôn ngữ lập trình mình thích, đâu là nền tảng mà bạn muốn theo đuổi trong sự nghiệp lập trình của mình.

Công nghệ thông tin là một ngành mở có rất nhiều lĩnh vực liên quan, nói riêng tới lập trình thì có rất nhiều mảng, lập trình ứng dụng PC, lập trình ứng dụng cho mobile (Android, iOS, Windows Phone…), lập trình thiết bị nhúng, lập trình website, lập trình ứng dụng web, … và còn rất nhiều nữa. Lẽ tất yếu là không có lập trình viên nào biết tất cả các ngôn ngữ lập trình và lĩnh vực nào cũng làm được.

Khi còn ở ghế nhà trường, các bạn sinh viên sẽ được học và tiếp cận một cách tổng quan tới nhiều mảng lập trình, tùy theo chương trình đào tạo của trường hay trung tâm. Đây là lúc các bạn cần phải định hướng cho chính bản thân các bạn, phải chọn được đâu là ngôn ngữ lập trình mình thích, đâu là nền tảng mà bạn muốn theo đuổi trong sự nghiệp lập trình của mình.

Tùy vào lý do bạn muốn học lập trình, rất có thể câu trả lời đã được xác định sẵn cho bạn. Nếu các bạn học thấy thích làm website sử dụng PHP, vậy hãy chọn PHP làm kim chỉ nam cho sự nghiệp của bản thân sau này. Nhưng chỉ biết ngôn ngữ lập trình là không đủ, bởi lẽ các sản phẩm thực tế luôn đi kèm với một framework, với lí do đó mà các bạn không chỉ nên biết mỗi PHP mà cần phải biết thêm một số framework phổ biến tạo nên từ PHP, một vài ví dụ cho framework phổ biến của PHP như là Laravel Framework, Symfony, Zend Framework … Đây chỉ là ví dụ cho ngôn ngữ lập trình PHP, các ngôn ngữ lập trình khác cũng có các framework khác.

Còn nếu bạn chủ yếu muốn phát triển ứng dụng di động hãy học Objective-C để lập trình cho iOS và học Java để lập trình cho Android.

Nếu bạn xác định rằng mình sẽ lập trình phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều dự án, hoặc muốn thử nghiệm nhiều ngôn ngữ/công nghệ khác nhau, bạn cần phải học các khái niệm căn bản về lập trình một cách căn bản, và bắt đầu “học cách suy nghĩ như một lập trình viên đích thực”. Bằng cách tiếp cận này, bất kể là bạn bắt đầu học bằng ngôn ngữ nào đầu tiên, bạn có thể dễ dàng tiếp cận các ngôn ngữ mới trong tương lai.

Các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất

Phần lớn các ngôn ngữ lập trình “chính thống” (được nhiều người sử dụng) như C, Java, C#, Perl, Ruby và Python đều có thể thực hiện các tác vụ giống nhau (hoặc gần giống nhau). Ví dụ Java là một ngôn ngữ lập trình hoạt động đa nền tảng (không phụ thuộc vào hệ điều hành, bất kể là Windows, Linux hay Mac), song các ứng dụng Python cũng có thể chạy trên Windows và Linux gần như tương đồng nhau. Bạn có thể dùng Java để viết các ứng dụng nền web lớn và Ruby cũng có khả năng này.

Do nhiều ngôn ngữ lập trình được xây dựng dựa trên các ngôn ngữ lập trình khác (ví dụ, Microsoft bị chỉ trích là đã “ăn cắp” từ Java để tạo ra C#), cấu trúc câu lệnh trên các ngôn ngữ này là gần như giống hệt nhau. Hãy thử xem ví dụ dưới đây về bài toán kinh điển “Hello World” (khi học một ngôn ngữ/công nghệ mới, điều đầu tiên mà bạn cần làm bao giờ cũng sẽ là tìm cách hiển thị dòng chữ “Hello World”):

Như bạn có thể thấy, cách viết của C# và Java gần như giống hệt nhau; trong khi cách viết của Python và Perl cũng không quá khác biệt.

Tuy vậy, giữa các ngôn ngữ có thể có sự khác biệt lớn về cách cài đặt, sử dụng… Các chuyên gia lập trình đã đưa ra lời khuyên như sau:

“Nếu bạn nhìn rất kĩ vào các ví dụ, bạn có thể thấy một vài ví dụ khá đơn giản, một số khác khá phức tạp, một số ngôn ngữ yêu cầu phải có dấu chấm phẩy (;) ở cuối câu lệnh, một số khác thì không. Nếu bạn mới bắt đầu lập trình, đôi khi bạn nên chọn các ngôn ngữ không có quá nhiều qui luật về cú pháp và logic, bởi nhờ đó mà ngôn ngữ này không thể “tự gây khó dễ cho chính mình”. Nếu bạn vừa thử một ngôn ngữ nào đó và cảm thấy không thoải mái, hãy đổi sang ngôn ngữ khác!”.

Hãy chọn một hướng đi và kiên trì đi theo hướng đó. Sẽ khó mà có thành công khi bạn không giỏi một cái gì.

Hãy nhớ một điều là, khi bạn giỏi một lĩnh vực, bạn có thể khá dễ dàng tiếp cận lĩnh vực khác, nhưng nếu bạn tiếp cận quá nhiều lĩnh vực, bạn sẽ chẳng giỏi một lĩnh vực cụ thể nào…

Nếu bạn thực sự đam mê nghề lập trình, mong muốn gắn bó với nghề. Hãy bắt đầu chọn một hướng đi, chọn một ngôn ngữ lập trình cho mình từ bây giờ và tìm một địa chỉ tin tưởng để có thể được học hỏi, trải nghiệm những yếu tố thành công.

Với mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm “học để làm việc” là kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Trong dịp hè 2015 này, Stanford triển khai chương trình “Học kỳ vàng cùng Stanford” với những ưu đãi vô cùng hấp dẫn và ấn tượng dành tặng các bạn yêu thích công nghệ, đam mê lập trình đặc biệt là học sinh, sinh viên khi tham gia học tập tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ