Hướng nghiệp việc làm cho sinh viên Công nghệ thông tin

Các bạn sinh viên hãy cân nhắc sắp xếp, sử dụng hiệu quả thời gian bằng cách trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc mong muốn sau này.

Không phải sinh viên nào chuẩn bị tốt nghiệp cũng may mắn có một vị trí đang chờ sẵn, con đường để tìm đến công việc yêu thích và phù hợp với bản thân không hề trải hoa hồng. Quá trình tìm kiếm công việc luôn là phép thử và sai. Có thử mới biết liệu mình có đang đi đúng hướng để tiếp tục tiến lên hay đang đi sai đường để biết dừng và quay đầu đúng lúc hoặc rẽ sang một hướng khác.

Để có một công việc tốt khi ra trường, một lời khuyên là các bạn hãy quan sát các thông tin tuyển dụng từ các trang báo, các mạng việc làm như vietnamworks.com, careerbuilder.vn, kiemviec.com,…để biết doanh nghiệp cần gì để còn chuẩn bị.

Nếu lúc ra trường, nhận bằng rồi mình mới bắt đầu chuẩn bị thì bạn bị lỡ nhịp mất rồi, lúc đó có suy nghĩ giá như…giá mà…phải chi…Vậy nên, hãy cân nhắc sắp xếp, sử dụng hiệu quả thời gian bằng cách trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc mong muốn sau này.

Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy có 2 loại công việc liên quan đến ngành CNTT. Đó là các công việc chuyên sâu về chuyên môn CNTT ở các công ty, tập đoàn chuyên làm phần mềm hoặc là các công việc ứng dụng CNTT theo “chiều rộng”, tức là mảng CNTT nào đó trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo,...

Công việc chuyên sâu CNTT tại các doanh nghiệp phần mềm

Giả sử bạn muốn làm ở công ty chuyên phần mềm, dự án cho nước ngoài vì có lương cao, nhiều cơ hội học hỏi đi đây đi đó xem thì họ yêu cầu gì, rồi tự đặt ra mục tiêu cho mình, học bao lâu thì mình sẽ đạt được cấp độ đó.

- Họ đang yêu cầu vị trí lập trình Java với kiến thức gì, phải biết Spring, Hibernate, Scrum, thành thạo công nghệ J2EE.

- Nếu PHP thì sao, bạn phải biết MVC và kinh nghiệm của Zend, Symfony, Laravel, am tường HTML, CSS, Javascript, XML, JSON….;

- Còn nếu .NET thì bạn phải biết LINQ, WCF, WPF, có kinh nghiệm trên các Net framework để có thể xây dựng các ứng dụng trên môi trường .NET.

Ngoài ra, bạn còn phải có kiến thức về các hệ quản trị CSDL Oracle, PostGre, MySQL, noSQL, phải có kiến thức về hệ điều hành Linux, kiến thức mạng, có biết về các công nghệ Big Data, Cloud Computing, …

Có công ty còn ưu tiên ứng viên phải có kiến thức về testing, để đảm bảo mình biết kiểm tra sản phẩm mình làm ra, hạn chế sai sót, rồi còn biết cách nói chuyện, trao đổi với các bộ phận Testing, QA, QC khác nữa.

Tóm lại tất cả các kiến thức, công nghệ liên quan đến quy trình phát triển phần mềm mình cũng nên tìm hiểu, nên biết để có thể phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác và làm tốt hơn công việc của mình.

Bạn nên tìm hiểu, rồi chuẩn bị từ từ, nếu có cơ hội thì tham gia làm dự án, làm đề tài, thấy có người quen nào cần làm web, làm ứng dụng thì cứ thử sức, vì có làm thì mới biết mình còn thiếu cái gì, cần bổ sung cái gì. Bạn cứ nói để mình làm xong, nếu họ ưng ý thì mình mới nhận tiền, làm với quyết tâm, vừa là dịp va chạm thực tế cũng là cơ hội để mình rèn kỷ luật cho mình nữa.

Nếu công ty nào tuyển thực tập sinh thì bạn cứ đăng ký, khi vào đó người ta sẽ chỉ dạy cho bạn những kiến thức thực tế và cách làm việc nghiêm túc, kỷ luật hơn. Quan trọng là bạn có cơ hội được tôi rèn, có thể lương thấp hoặc không lương nhưng bạn cũng học được nhiều thứ lắm.

Để làm tốt công việc chuyên sâu này bên cạnh tư duy logic nhạy bén sẵn có, bạn cần có đam mê CNTT, thích khám phá, cập nhật công nghệ mới và bạn có thể ngồi hàng giờ để đọc bài báo về công nghệ hay giải quyết vấn đề nào đó.

Internet Marketing - Công việc ứng dụng CNTT theo chiều ”rộng”

Nếu bạn nào thấy mình không phù hợp lắm với hướng công nghệ chuyên sâu như trên thì bạn cũng có thể chọn hướng ứng dụng CNTT. Đó là phụ trách mảng nào đó về CNTT ở các doanh nghiệp không chuyên CNTT. Lúc này bạn cần trang bị thêm kiến thức “chiều rộng” khác và một trong những yêu cầu rất phổ biến hiện nay là kiến thức về các mảng trong Internet Marketing.

Nếu bạn tìm kiếm vị trí Marketing trên các trang việc làm thì thật sự công việc này đang có nhu cầu cao gấp nhiều lần công việc CNTT đơn thuần với mức lương hấp dẫn và nhiều cơ hội thăng tiến không kém ngành CNTT chuyên sâu. Thực tế cho thấy nhiều bạn học CNTT khi có thêm kiến thức về Internet Marketing thì cơ hội việc làm, thu nhập cũng tăng lên đáng kể. Đó là các kiến thức về SEO - giúp trang web lên trang đầu Google, Google Adwords - giúp khách hàng liên hệ ngay với mình khi quảng cáo vận hàn; Facebook Marketing - giúp khai thác Facebook dưới góc nhìn khác, đó là kênh hỗ trợ kinh doanh rất hiệu quả chứ không chỉ dừng lại ở mạng xã hội đơn thuần. Tất cả những công cụ này đều được xây dựng trên nền tảng CNTT và phục vụ trong thế giới số, thế giới của CNTT nên với những kiến thức nền tảng CNTT đã có bạn hoàn toàn có thể làm được và làm tốt trong các mảng này.

Những thông tin chia sẻ trên của chúng tôi, hy vọng sẽ giúp bạn định hướng tốt con đường nghề nghiệp của mình.

Với tính chất “đi tắt đón đầu, tiếp cận cái mới nhất”, bạn không nhất thiết phải học hết 4 năm trong các trường Đại học mới có thể thành nghề. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn học tập tại các trung tâm giảng dạy CNTT, ví dụ như Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

Cho đến nay, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm, luôn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Với mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm “học để làm việc là kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Ngoài ra lớp học tại Stanford còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm ở các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ