Lập trình viên: Phát triển kỹ năng tự học của bản thân

Công nghệ thời đại này phát triển nhanh tới chóng mặt và càng ngày yêu cầu kĩ năng đối với một lập trình viên sẽ càng nhiều và gắt gao hơn.

Có thể nói rằng không có một kỹ năng nào trong cuộc sống lại quan trọng bằng kỹ năng học cách để học. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng trong ngành phát triển phần mềm, bởi vì lĩnh vực phát triển phần mềm luôn luôn thay đổi. Nếu như bạn không chấp nhận thay đổi, không nắm bắt thời sự, thông tin, thì chỉ trong thời gian ngắn thôi bạn sẽ bị tụt hậu và bị rơi vào nguy cơ thất nghiệp khá cao.

So với thế giới thì Việt Nam đang khá là chậm trong phát triển và đổi mới hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Có lẽ đây là một phần nguyên nhân giải thích tại sao các lập trình viên Việt Nam đa phần bị chậm và thua kém thế giới. Do tính chất phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ cần đảm bảo làm ra sản phẩm gọi là “ăn đủ no” là được, vì thế, dẫn tới sự trì trệ, chậm chạp, ít học hỏi và dặc biệt là không tạo ra định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho các lập trình viên.

Để tạo ra sự thay đổi ở Việt Nam, thì không còn cách nào khác, đó là chính bản thân các bạn lập trình viên phải tìm ra con đường để thay đổi chính mình, biết mở rộng nhìn ra thế giới và quan trọng nhất là các bạn phải trang bị trong mình kỹ năng tự học, tự phát triển bản thân.

Bạn không thể biết tất cả về mọi thứ. Thậm chí bạn cũng không thể đầu tư thời gian để trở nên tinh thông dù chỉ một công nghệ hoặc framework xác định nào đó — bởi vì mọi thứ thay đổi quá nhanh! Thay vì đó bạn cần có khả năng nhanh chóng thu được kiến thức mà bạn cần cho công việc đang làm. Nếu bạn thực sự muốn có một kỹ năng mà sẽ giúp bạn luôn thuận lợi trong nghề phát triển phần mềm thì hãy học cách làm thế nào để dạy chính mình.

Khi có công nghệ mới nằm trong ngành của bạn, hãy lập tức tìm hiểu và học ngay để áp dụng. Đi tắt đón đầu sẽ luôn là một lợi thế với bất cứ ai nhưng không phải cứ thấy cái gì mới là các bạn lao đầu vào tìm hiểu, lao đầu vào để học, ý nói những công nghệ mới và thay đổi trong lĩnh vực mà bạn đang làm với hoặc liên quan tới.

Ví dụ như các bạn lập trình web sử dụng PHP và Zend Framework, nếu như bạn không biết mở rộng cập nhật các version mới của PHP, bản Zend Framework 2 mới thì liệu bạn có đang đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại và khả năng của bạn trong tương lai không xa sẽ đi tới đâu? Bạn làm web thì vẫn cần nên biết về HTML5, CSS3 và một số thư viện Javascript, chứ không thể nào làm web 1.0 được, thế giới đã và đang dùng web 2.0 rồi...

Không chỉ vậy, việc phát triển kỹ năng thật nhanh là một yếu tố cần thiết, nếu bạn học quá chậm thì không thể nào đi kịp với xu thế thế giới được. Không mấy lập trình nào có khả năng học nhanh ngay từ đầu, ngoại trừ những người thông minh thì không kể đến, vì thế, việc rèn luyện kỹ năng trong việc học và phát triển kĩ năng bản thân là cần thiết.

Hãy chủ động, và phát triển khả năng tự học ở bản thân, đây không phải là việc một sớm một chiều mà đòi hỏi sự đầu tư thời gian, kiên trì và nếu bạn thực sự tâm huyết với lĩnh vực bạn đang làm việc hay định hướng tới, hãy cố gắng vì thành công đang nằm trong tầm tay bạn.

Để trở thành một lập trình viên giỏi, bạn không chỉ là một người viết code giỏi mà bạn cần phải có những kỹ năng trải khắp từ kiến thức về công nghệ, quy trình và sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc. Với nhu cầu kỹ thuật số ngày càng gia tăng, công nghệ thông tin ngày càng lan rộng thì bạn, một developer, với những hành trang đầy đủ về kỹ năng và kiến thức bắt kịp xu hướng sẽ nhanh chóng nhận được những yêu cầu tuyển dụng ưng ý.

Hiện nay, tại Việt Nam, đã có những cơ sở đào tạo ra đời dựa trên nhu cầu học lập trình chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu lập trình viên vừa có kỹ năng chuyên môn vừa có những kỹ năng mềm chuyên nghiệp. Điển hình trong đó là Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

Với mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm “học để làm việc” là kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Ngoài ra lớp học tại Stanford còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm ở các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ