Hãy nỗ lực hết mình–Thành công sẽ tạo ra thành công

Trong cuộc sống, ai cũng muốn thành công, nhưng sự thực chẳng ai muốn làm, lý do đơn giản là cảm thấy ngại, sợ khó khăn hay đơn giản chưa nỗ lực hết mình.

Theo Steve Jobs “ Hãy nỗ lực hết mình khi làm bất cứ việc gì. Thành công sẽ tạo ra thành công. Vì thế hãy khát khao thành công"

Trong cuộc sống, ai ai cũng muốn thành công, ấy vậy mà sự thực thì chẳng ai muốn làm, lý do đơn giản là cảm thấy ngại làm, sợ khó khăn, vất vả, hay đơn giản chỉ là chưa thực sự nỗ lực hết mình.

Học lập trình cũng vậy, nếu muốn thành công thì bạn cũng cần phải nỗ lực cố gắng, đặc biệt là không ngừng học hỏi. Hãy chủ động và phát triển khả năng học ở bản thân, đây không phải là việc một sớm một chiều mà đòi hỏi sự đầu tư thời gian, kiên trì và nếu bạn thực sự tâm huyết với lĩnh vực bạn đang học tập hay định hướng tới, hãy cố gắng vì thành công đang nằm trong tầm tay bạn.

Cùng với nỗ lực của bản thân, những chia sẻ dưới đây phần nào sẽ giúp bạn có những bước đi đầu tiên đúng đắn trong việc học lập trình.

1. Kế hoạch và mục tiêu

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ rang. Với việc học cũng vậy, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu.

Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn. Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

2. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình

Chẳng có ngôn ngữ lập trình nào là tốt nhất cả, một khi bạn đã học được một ngôn ngữ, bạn sẽ dễ dàng học thêm một ngôn ngữ khác, vì vậy bạn không phải phân vân quá nhiều khi lựa chọn ngôn ngữ lập trình đầu tiên để học. Tuy nhiên cũng có những ngôn ngữ lập trình “thân thiện cho người mới bắt đầu hơn”. Ngôn ngữ bạn lựa chọn để bắt đầu có thể phụ thuộc vào mục đích học của bạn. Ví dụ nếu bạn muốn viết một ứng dụng cho iOS, bạn nên học Swift. Nếu bạn muốn học lập trình một cách nghiêm túc, hãy bắt đầu với C mặc dù đây là ngôn ngữ ở cấp độ cao, giống như Python, nhờ nó bạn có thể học lên cao nữa dễ dàng hơn.

3. Khởi đầu thông minh và tiếp tục cuộc hành trình một cách kiên nhẫn

Dù bạn có lựa chọn ngôn ngữ hoặc phương pháp học nào, bạn cần bắt đầu từ những điều cơ bản nhất. David Sinsky, người đã tự học lập trình trong vòng tám tuần, khi mới bắt đầu đã dành ra một ngày cuối tuần để đọc về phần giới thiệu về ngôn ngữ Python và một ngày cuối tuần để hiểu về phần giới thiệu của ngôn ngữ Django. Anh đã học qua tất cả các bài hướng dẫn, xóa toàn bộ code hướng dẫn và học lại các bài hướng dẫn thêm một lần nữa từ những điều cơ bản nhất. Hãy bắt đầu từ những điều cơ bản và thật kiên nhân trong suốt cả quá trình.

4. Hãy lập trình như một thói quen

Hãy tận dụng thời gian để làm các bài tập, thật thành thạo. Tốt nhất hãy tìm những cuốn sách có sẵn bài giải và hãy dùng bài giải mẫu đó để so sánh với bài giải của mình sau khi tự mình hoàn thành chúng.

Việc thực hành là cực kỳ quan trọng trong ngành lập trình, nó là một trong những yếu tố then chốt giúp bạn phát triển kỹ năng và kinh nghiệm, vì vậy bạn hãy cố gắng tận dụng thời gian để luyện tập càng nhiều càng tốt.

5. Tìm kiếm tài liệu

Bạn không chỉ nên tiếp thu kiến thức từ một nguồn như giáo viên cung cấp, sách vở, xã hội… mà cần tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm thì hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Tuy nhiên không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, vì thế bạn cũng cần rèn luyện cho mình kỹ năng này nhé. Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.

6. Tham gia một khóa học lập trình

Tham gia vào các khóa học lập trình giống như tham gia vào các buổi học hỏi kinh nghiệm của mọi người. Những khóa học này được thiết kế để dạy bạn những kỹ năng cơ bản trong vòng vài tháng ở các lớp học tương đương với cấp cao đẳng.

Không có gì đến dễ dàng, chỉ có một công thức chung là phải có kế hoạch, kiên trì, chăm chỉ nỗ lực, đừng nhìn vào thành công của người khác rồi cho là do may mắn. Một khi bạn đã hết lòng vì công việc, tự khắc bạn sẽ nhận được sự tưởng thưởng xứng đáng.

Tại Việt Nam hiện nay, xu hướng học tập theo mô hình đào tạo CNTT theo tiêu chuẩn Quốc tế, giảng dạy dựa trên nhu cầu trực tiếp của doanh nghiệp đang là sự lựa chọn của số đông. Điều này khá dễ hiểu bởi khác với quy trình học tập theo khuynh hướng nghiên cứu thông thường, mô hình như trên là sự tổng hòa từ kiến thức chuyên môn và nhu cầu của những công ty phần mềm lớn trên Thế Giới. Nhờ đó, việc học tập chuyên ngành lập trình trở thành quãng thời gian trải nghiệm thực sự của người học. Lúc này, những yếu tố như xác định năng lực, định hướng vị trí công việc cũng như tìm kiếm việc làm trở nên rõ ràng, thực tế hơn rất nhiều so với cách thức thông thường.

Điển hình như mô hình đào tạo Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

 Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng, Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ là địa chỉ uy tín của các bạn trẻ đam mê CNTT. Học viên tại Stanford không những được đào tạo bài bản về kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm khi trực tiếp tham gia vào những dự án phần mềm lớn ngay trong chương trình học.

Với kĩ năng chuyên môn cao và kĩ năng làm việc chuyên nghiệp học viên Stanford luôn nhận được đánh giá rất cao từ các nhà tuyển dụng. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ