Lập trình viên có thực sự cần bằng cấp?

Đại học không còn là chìa khóa duy nhất mở cửa thành công, các địa chỉ nghề với khả năng đào tạo học viên có chuyên môn cao đang là lựa chọn của các bạn trẻ.

Một Cử nhân công nghệ không xử lý được bài toán lập trình đơn giản khi xin việc. Nhận hàng trăm hồ sơ nhưng chỉ tuyển dụng được số lượng lập trình viên đếm trên đầu ngón tay. Những nghịch lý không nên tồn tại trên lại là bài toán hóc búa mà ngành IT Việt chưa tìm được lời giải.

Với truyền thống coi trọng bằng cấp, có thể liên tưởng quá trình tạo hồ sơ ứng tuyển ở những ngành nghề HOT như lập trình giống một sàn diễn hào nhoáng. Mỗi ứng viên có thể cung cấp cho doanh nghiệp hàng loạt các bằng cấp lớn nhỏ và nếu chỉ xét duyệt dựa trên thông tin đó, sẽ rất dễ dàng để lấp đầy mọi yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đặt ra.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy số đông các ứng viên hiện nay thực sự… không biết lập trình. Chỉ cần đưa ra một vài câu hỏi phỏng vấn có nội dung kỹ thuật đơn giản thì có tới xấp xỉ 2/3 hồ sơ bị loại bỏ. Số còn lại chật vật vượt qua bài test chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Đa số các đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam hiện nay đều thừa nhận việc tuyển dụng chỉ là quá trình lựa chọn nhân sự có tiềm năng nhất để đào tạo. Thông thường, sau 6 tháng- 1 năm, doanh nghiệp mới có được lập trình viên đáp ứng tương đối đầy đủ yêu cầu của mình.

Vậy, bằng cấp có thực sự cần đối với lập trình viên?

Học đại học là một điều tốt, nhưng học như thế nào để có việc làm dường như vẫn được xếp sau rất nhiều lý do hào nhoáng mà tấm bằng Cử nhân có thể mang lại. Và cứ thể, “người người học Đại học- nhà nhà học Đại học”. Để rồi con số thống kê tình trạng thất nghiệp lại tiếp tục gia tăng, như một thách thức với mọi kỳ vọng mà từng cá nhân, từng gia đình và cả xã hội đặt ra.

Chỉ bởi vì bạn có một tấm bằng đại học không đồng nghĩa với việc bạn đã học được bất cứ kiến thức gì. Đó là vấn đề chính mà chúng ta gặp phải trong hầu hết các chương trình giáo dục truyền thống ngày nay. Trường học ngày nay đang dần trở thành nơi chỉ để kiếm một mảnh bằng - một mẩu giấy - hơn là để học được một cái gì đó thực sự có giá trị.

Nếu bạn có một tấm bằng mà bạn đã học tập vất vả và phải trả một số lượng học phí lớn cho nó, thì bạn có khuynh hướng tin rằng mẩu giấy đó đáng giá hơn nhiều so với giá trị thực của nó.

Nếu bạn không có một bằng cấp, thì bạn có khả năng nhiều khuynh hướng tin rằng những bằng cấp là vô giá trị và hoàn toàn không cần thiết - mặc dù có thể bạn cũng có mong ước thầm kín là ước gì mình cũng có một cái.

Vấn đề không thực sự là liệu một tấm bằng có bất kỳ giá trị nào hay không. Tấm bằng đó tự bản thân nó không đại diện cho điều gì cả ngoài học phí đã trả và thời gian mà bạn dành cho nó. Một tấm bằng có thể kiếm được theo nhiều cách khác nhau, không có điều gì đảm bảo rằng bạn đã học được chút gì trong thực tế khi đạt được nó. Nếu bạn đã từng tham gia học đại học, thì bạn biết rằng có nhiều cách để có thể hoàn thành khóa học mà không thực sự học được chút gì vào đầu cả.

Ý kiến trên không nói rằng bạn không thể học được bất cứ điều gì ở trường đại học, không nói rằng mọi bằng cấp đều là gian lận mà chỉ đơn giản nói rằng tấm bằng đó tự thân nó không chứng minh được gì nhiều. Có một sự khác nhau giữa đến trường để hoàn thành một chương trình học và bạn có thực sự học được gì từ nó hay không.

Việc học không chỉ là ghi nhớ các sự kiện. Học đích thực là phải hiểu. Bạn có thể học thuộc lòng bảng tính nhân và không hiểu ý nghĩa của nó làm gì. Với kiến thức đó, bạn có thể nhân hai số bất kỳ nào mà bạn có trong trí nhớ để lấy kết quả, nhưng bạn sẽ thiếu hụt khả năng nhân bất kỳ số nào mà bạn không có trong phần học thuộc lòng của mình. Nếu bạn hiểu về phép nhân, thậm chí không cần biết bất kỳ bảng tính nhân nào, bạn cũng có thể biết làm thế nào để tìm thấy câu trả lời cho bất kỳ phép nhân nào - cho dù nó có thể khiến bạn mất một chút thời gian.

Hiện nay, các Tân cử nhân thường đặt câu hỏi “Tại sao mình không được tuyển dụng?” khi thất bại, trong khi điều cần suy ngẫm phải là “Mình có gì để được doanh nghiệp đó thuê”. Yếu tố “có” ở đây không phải là tấm bằng Đại học hay chứng nhận ở mức cao hơn nữa, mà là bạn có thể làm gì để “sinh lợi” cho doanh nghiệp. Các công ty ngày nay chỉ quan tâm rằng nhân viên sẽ mang lại gì cho họ và đó cũng là điều được tìm kiếm trong quá trình tuyển dụng.

Theo một số nhà tuyển dụng cho biết họ thường đề cao những ứng viên có sản  phẩm thực tế để trình bày. Nếu không, đó sẽ là khả năng xử lý tốt tình huống trong các bài Test kỹ thuật. Đối với một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ, đây mới là tiêu chí tuyển dụng quan trọng.

Đại học đã không còn là chìa khóa duy nhất mở cửa thành công, các trường nghề với khả năng đào tạo ra học viên có trình độ chuyên môn cao, dễ dàng kiếm được việc làm, cơ hội thành đạt lớn đang là lựa chọn của các bạn trẻ chuẩn bị cho con một sự nghiệp vững chắc trong tương lai.

Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm ứng dụng, luôn mong muốn mang tới cho học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Với nội dung khóa học của Stanford được xây dựng dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín của các tác giả nước ngoài cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia để đảm bảo khóa học sát với thực tế, hữu ích cho người học theo đúng phương châm mà Stanford đưa ra đó là “Học để làm việc” – Là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo của Stanford. Các khóa học được đưa ra dựa trên đánh giá nhu cầu thực tế trong suốt thời gian qua của Stanford.

Bên cạnh đó nội dung khóa học luôn được cập nhật để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, công nghệ mới tránh tình trạng đào tạo kiến thức quá cũ, lỗi thời, không còn phù hợp. Stanford là địa chỉ học tập uy tín của các bạn trẻ Việt Nam ham thích máy tính, đam mê khám phá CNTT. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ