Tester là chiến tuyến cuối cùng cho thành công của phần mềm Trong lĩnh vực gia công phần mềm, kiểm thử ngày nay là một trong những dịch vụ phát triển nhanh và có tương lai sáng sủa. Kiểm thử phần mềm là lĩnh vực luôn được coi là lựa chọn không xảy ra với những người làm công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vai trò ngày càng tăng của kiểm thử phần mềm đang dần thay đổi nhận thức này. Từ chỗ chỉ một ít người làm việc kiểm thử, các tổ chức ngày nay đang mở những đơn vị riêng làm việc này. Hiện nay, không thiếu những người tài muốn bước vào lĩnh vực này, cả những người có kinh nghiệm coi đó là lựa chọn có lợi với thăng tiến nghề nghiệp. Trong lĩnh vực gia công phần mềm, kiểm thử ngày nay là một trong những dịch vụ phát triển nhanh và có tương lai sáng sủa. Nguồn cung người làm kiểm thử ít hơn lập trình viên, do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp nhanh hơn. Trước kia bộ phận kiểm thử luôn thiếu người trầm trọng, các công ty luôn thuyết phục các lập trình viên sang làm kiểm thử nhưng nay nhiều lập trình viên đề nghị được trở thành thành viên của nhóm kiểm thử. Kiểm thử phần mềm là khâu cuối cùng trước khi chuyển sản phẩm đến khách hàng. Người kiểm thử được coi như là người đại diện cho khách hàng, là người kiểm tra cho khách hàng xem sản phẩm đó đã đảm bảo chất lượng chưa. Vì vậy, người kiểm thử đóng vai trò quan trọng với sự thành công của dự án và chất lượng sản phẩm. Với việc Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh trong ngành phần mềm ngày càng gay gắt, nhu cầu kiểm thử chắc chắn sẽ tăng nhanh hơn khi chất lượng sản phẩm được đề cao. Hầu hết mọi doanh nghiệp làm phần mềm hiện nay đều có đơn vị kiểm thử phần mềm riêng. Có công ty bộ phận kiểm thử nằm cùng nhóm đảm bảo chất lượng (quality assurance - QA), có công ty bộ phận kiểm thử đứng tách riêng hoặc là bộ phận độc lập nằm trong nhóm phát triển phần mềm. Nhu cầu người làm kiểm thử trong các công ty phần mềm đang tăng nhanh, nhất là những người biết dùng các công cụ kiểm thử tự động. Lập trình viên thường chỉ biết một môđul nào đó, nhưng người làm kiểm thử phải nắm được toàn bộ hệ thống. Do đó, ngoài kiến thức về quy trình phần mềm, lập trình, người kiểm thử phải nắm được kiến thức nghiệp vụ để hiểu các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, làm dự án về ngân hàng, thì người kiểm thử phải tìm hiểu cơ bản những kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra, người kiểm thử cần biết thêm kỹ năng phân tích, thiết kế và hiểu biết về các lĩnh vực ứng dụng khác nhau của phần mềm. Tiếng Anh đủ để viết và đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành cũng là một yêu cầu quan trọng. Người kiểm thử không cần biết sâu, nhưng có điều kiện học hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Qua mỗi dự án khác nhau, người kiểm thử lại có thêm kiến thức chuyên môn khác nhau. Những người làm kiểm thử có thể tiến đến các mức cao hơn trong lĩnh vực kiểm thử như kỹ sư kiểm thử, kỹ sư kiểm thử cao cấp, trưởng nhóm, quản lý kiểm thử. Sau một hai năm có kinh nghiệm, người làm kiểm thử cũng có thể chuyển sang các vị trí khác trong công ty phần mềm như làm quản lý chất lượng hoặc chuyển sang làm ở bộ phận kinh doanh. Đặc thù của công việc kiểm thử phần mềm phù hợp với người cẩn thận, kiên nhẫn, có tư duy logic và nói chung là phù hợp với nữ giới. Thông thường, ở các công ty phần mềm, nữ giới chiếm đa số trong vị trí kiểm thử phần mềm, ví dụ tại Tinh Vân gần 100% người làm kiểm thử là nữ, còn tỷ lệ này ở Fsoft là 90%. Về thu nhập, vị trí kiểm thử phần mềm có thu nhập tương đương với các vị trí khác như lập trình hay đảm bảo chất lượng. Kiểm thử phần mềm hiện nay được coi là một nghề trong ngành phần mềm. Tuy nhiên, ở trong trường, các sinh viên được đào tạo rất ít kiến thức liên quan đến kiểm thử phần mềm. Khi tuyển người, các công ty buộc phải đào tạo lại khoảng một đến ba tháng theo kiểu cầm tay chỉ việc và qua các dự án thực tế. Nắm bắt được yêu cầu của thị trường, Công ty cổ phần Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ liên tục tuyển sinh khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm. Khóa học được xây dựng và giảng dạy bởi chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm thử phần mềm để đảm bảo sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể đi làm được ngay tại các doanh nghiệp phần mềm. Tham gia khóa học Tester tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ, có hệ thống về kiểm thử phần mềm. Học viên sẽ biết được những kỹ thuật và tư duy kiểm thử phần mềm, cách nâng cao tính hiệu quả của phần mềm thông qua việc áp dụng các kiến thức, quy trình, công nghệ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp. Ngoài ra còn trang bị cho học viên những kỹ năng mềm cần thiết để học viên có thể làm công việc kiểm thử phần mềm một cách chuyên nghiệp trong thực tế cũng như thích nghi nhanh với công việc của chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các tập đoàn phần mềm lớn. Với mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm “học để làm việc” là kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình. Ngoài ra lớp học tại Stanford còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm ở các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn Sưu tầm và Tổng hợp Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: đào tạo kiểm thử phần mềm, học kiểm thử phần mềm