Nghề lập trình viên – Góc nhìn mới cho một nghề không mới

Nếu nói về độ ổn định thì có lẽ nghề lập trình viên đang được đánh giá là đứng tốp đầu, điều đó hoàn toàn là có căn cứ khi mà công nghệ hiện hữu ở khắp mọi nơi.

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn là một ngành mới mẻ, nhưng những sản phẩm CNTT luôn luôn mới và làm thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng.

Trước đây các sản phẩm của Microsoft làm cho máy tính trở nên phổ biến hơn rất nhiều, nó cũng giúp Microsoft trở thành một công ty khổng lồ và gần như không có đối thủ trong ngành phần mềm. Thời đại internet nổi lên với sự xuất hiện của Google - sản phẩm tìm kiếm nổi tiếng. Facebook cũng làm con người thay đổi cách giao tiếp hàng ngày và Apple làm thay đổi định nghĩa về điện thoại.

Bạn nghĩ rằng những điều đó chỉ xảy ra ở các nước phát triển và bạn không đủ khả năng tạo ra những điều mới mẻ đó? Đó là một quan niệm sai lầm có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tham gia vào một trong những ngành năng động nhất.

Một trong những nghề đã và đang được quan tâm trong lĩnh vực sôi động này là lập trình viên.

Lập trình viên là những người "viết" nên các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu... như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh...

Nếu nói về độ ổn định thì có lẽ nghề lập trình viên đang được đánh giá là đứng tốp đầu, điều đó hoàn toàn là có căn cứ vì xã hội đang ngày càng phát triển mà công nghệ thì giờ đã không còn là thứ xa xỉ nữa mà nó hiện hữu ở khắp mọi nơi, nó như chất xúc tác mạnh giúp mang lại sự tiện ích, nâng cao hiệu suất làm việc.

Cơ hội là vậy nhưng các lập trình viên cũng đối mặt với những áp lực không hề nhỏ vì càng phát triển thì sự đòi hỏi năng lực càng cao. Ít ai biết một nghề yêu cầu kỹ thuật chuyên sâu lại đòi hỏi rất nhiều yếu tố để thực sự đi được đường dài trong công việc, đạt thăng tiến. Rõ ràng, để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường ngày càng “khó tính” hiện tại, không chỉ cần một hướng đào tạo “có sự đổi mới” mà còn phải “thật sự đổi mới” một cách thức thời cho nghề Lập trình viên.

Các nhà tuyển dụng luôn là những con người coi trọng thực tế, họ không tạo ra cho ứng viên nơi thực hiện ước mơ mà đơn thuần, họ cần những người “làm được việc”.

Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào lý thuyết, thiếu tính thực hành đang khiến các ứng viên hiện nay hoàn toàn “ngơ ngác” với khối công việc đồ sộ, áp lực cao và tính chuyên nghiệp đến khắt khe mà đơn vị tuyển dụng đưa ra. Rõ ràng,thực tế đã chứng minh, điểm số đẹp đôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường không song hành với việc ứng viên chắc chắn sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng khi đi xin việc.

Chia sẻ về vấn đề này, bạn Phạm Hoàng Phúc, học viên tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình cho biết: “Tốt nghiệp đại học khoa CNTT nhưng khi ra trường tôi rất khó khăn trong việc xin việc, đi xin việc ở đâu người ta cũng đòi kinh nghiệm thực tế trong khi ở trường tôi luôn thiếu những kinh nghiệm đó. Sau khi gặp khó khăn trong quá trình xin việc, tôi quyết định học thêm một số khóa học lập trình tại Stanford. Phương pháp đào tạo ở Stanford rất mới, khá hay và học viên thấy thoải mái trong giờ học, dễ trao đổi với giảng viên, dạy từ những thực tế kinh nghiệm làm hàng ngày chứ không phải nghiệp vụ sư phạm. Cách học hoàn toàn khác so với các trường lớp, hình thức học như là nhân viên đang làm việc với sếp tại công ty chứ không phải thầy viết trò nghe, bởi lập trình phải ngồi code thực tế.”

Làm sao để các ứng viên có thể đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng khắt khe của nhà tuyển dụng?! Rõ ràng, bên cạnh khả năng, sự cố gắng cá nhân thì môi trường đào tạo ngay từ ban đầu là yếu tố quan trọng mang đến kỹ năng tốt khi đi xin việc.

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo các lập trình viên phát triển phần mềm, Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ luôn mong muốn học viên sau khi hoàn thành khóa học không chỉ có công việc mà còn có khả năng thăng tiến cao trong tương lai.

Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, nội dung theo tiêu chuẩn Quốc tế, việc học & thực hành luôn song song thì các kỹ năng cần thiết khác cho công việc cũng luôn được Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế lồng ghép vào quá trình học tập của học viên. Tất cả đã góp phần không nhỏ xây dựng thương hiệu học viên Stanford với các nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, cho đến nay, đa số học viên sau khi kết thúc khóa học tại Stanford đều có việc làm ngay.

Hãy lựa chọn để là những người thành công với nghề Lập trình viên cùng Stanford – học để làm việc. Mọi thông tin, mời các bạn tham khảo tại: stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: stanford - học để làm việc, đào tạo lập trình, công nghệ