Stanford: Mô hình đào tạo lập trình chuẩn hiện nay, dạy kinh nghiệm thực tế qua dự án Tại Việt Nam, chỉ riêng Hà Nội đến 2020, số nhân lực CNTT cần thiết cũng lên tới 700.000 người. Trong đó, khối ngành lập trình chiếm tỷ lệ nhân lực cao nhất. Hiện nay, toàn thế giới đang thiếu khoảng 3,5 triệu kỹ sư và đến 2016, dự kiến sẽ thiếu khoảng 6 triệu kỹ sư trong lĩnh vực CNTT. Ngay tại Việt Nam, chỉ riêng Hà Nội đến 2020, số nhân lực CNTT cần thiết cũng lên tới 700.000 người. Trong đó, khối ngành lập trình chiếm tỷ lệ nhân lực cao nhất. Trong khi đó, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT nhưng chỉ 10% trong số đó đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ cao. Điều thậm chí còn nan giải hơn nhưng thường bị bỏ qua, đó là các kỹ sư tốt nghiệp ngành này thường không có trình độ kỹ năng thực tế để đáp ứng cho các công việc. Tại sao ư? Lý do đơn giản là việc trở thành một sinh viên công nghệ rất khác việc trở thành một kỹ sư phần mềm ngoài đời thực. Đa phần việc đào tạo CNTT trong nước hiện nay chỉ giúp sinh viên có được tấm bằng chứng nhận, may mắn hơn là kiếm được công việc. Trong khi đó, “kinh nghiệm thực tế”– có tác động quyết định sự tồn tại, khả năng thích ứng bền vững với nghề của nhân sự vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức. Thực trạng đó vẫn là nút thắt rất lớn trong quy trình tuyển dụng của nhiều đơn vị. Ở đại học các bạn được dạy những kiến thức thực hành quan trọng về phát triển phần mềm nhưng vì chúng được thiết kế xoay quanh mô hình đặc trưng lớp học truyền thống, nên có nhiều khía cạnh nghề nghiệp không thể truyền đạt cho sinh viên được. Không giống như trong các lớp học, các dự án phát triển phần mềm ngoài thế giới thực lớn hơn (về cả thời gian lẫn kích thước) so với những gì mà sinh viên gặp phải trong lớp học. Sinh viên cũng cần phải đạt được một hiểu biết về các code base đang tồn tại trong thực tế để có năng suất cao. Hơn nữa, trong thực tế, quản lý dự án và mối quan hệ giữa các cá nhân có thể có nhiều tác động vào thiết kế phần mềm tương đương các vấn đề về kỹ thuật, kết quả cuối cùng của các hệ thống được đánh giá bởi sự hài lòng của người dùng chứ không phải là giá trị về mặt kỹ thuật. Sinh viên đại học nên được thực hành vào một dự án cụ thể để xây dựng một tập kỹ năng có thể áp dụng đối với các dự án thực tế ngày nay. Cũng giống như các sinh viên ngành y cần phải trải qua một giai đoạn thực tập để áp dụng những kiến thức họ đã học được vào trong thực tế trước khi trở thành bác sĩ, các sinh viên ngành công nghệ làm việc trên một dự án cụ thể là đang áp dụng những kỹ năng của họ vào thực tế và thu được những kiến thức chuyên môn vô giá. Bởi vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay là nên kết hợp các nền tảng giá trị của giáo dục đại học với thực tiễn của công việc ngoài thực tế. Việc giúp cho sinh viên có kinh nghiệm thực tế sẽ là chìa khóa để chuẩn bị cho họ kỹ năng chuyên môn tốt và giúp họ sẽ có được công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân mô hình đào tạo công nghệ theo hướng mở, thúc đẩy quá trình tự học của học viên cũng như cung cấp cơ hội trải nghiệm thực tế được đặc biệt đón nhận. Việc giảng dạy bài bản, tập trung giúp giới trẻ có được kiến thức làm nghề nhanh chóng nhưng ngắn hạn. Ưu điểm của cách thức này là giúp người học hoàn toàn loại bỏ các yếu tố không cần thiết, nhờ đó có sự đầu tư cao độ với nghề. Đây là yếu tố rất quan trọng để nhân sự xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, thích nghi nhạy bén. Là một trong những trung tâm đầu tiên áp dụng thành công mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình luôn mang đến cho các bạn chương trình đào tạo tối ưu nhất. Giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm… Ngoài những điểm nổi bật là chương trình được cập nhật thường xuyên, phương pháp học tập theo phong cách mở giúp học viên được trải nghiệm thực tế trong quá trình học, các bạn có cơ hội tham gia các dự án phần mềm tại công ty, đây sẽ là khoảng thời gian để các bạn phát huy những kiến thức được học vào thực tế công việc. Nếu như tại các trường đại học lớn đào tạo về CNTT các bạn sẽ phải dành rất nhiều thời gian và công sức để có thể học thành nghề nhưng tại Stanford, với hình thức học như học gia sư sẽ giúp bạn chỉ trong 6 tháng có thể làm được việc ngay. Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại stanford.com.vn Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học lập trình, khóa học lập trình