Tại sao học lập trình để…không biết lập trình? Luôn nằm trong top 10 nghề có lương cao nhất, việc trở thành lập trình viên chưa bao giờ hạ nhiệt với những ai yêu thích CNTT, ham học hỏi và chịu khó. Như nhận định vui của một nhà tuyển dụng: “Khi bạn ứng tuyển vào vị trí Lập trình, mặc định bạn đã và đang khẳng định bản thân là một Lập trình viên. Nhưng thực tế, số đông các ứng viên lại chứng minh rằng mình không thể code - dù chỉ là một chương trình đơn giản”. Một điều đáng ngạc nhiên là phần lớn các ứng viên, thậm chí với bằng cấp Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ trong ngành công nghệ, không đạt yêu cầu trong suốt buổi phỏng vấn khi được hỏi thực thi một vài tác vụ lập trình cơ bản. Một số sinh viên đã tốt nghiệp và họ đã không thể trả lời câu hỏi “Viết một vòng lặp đếm từ 1 đến 10″ hoặc “Số đứng sau chữ F trong hệ thập lục phân là số mấy?” Ngoài ra, cũng có rất nhiều ứng viên không thể sử dụng đệ qui để giải quyết một vấn đề thực tế. Đây là những kỹ năng cơ bản nhất; bất kỳ ai thiếu hụt chúng thì hầu như chắc chắn không thể làm được gì nhiều trong lập trình. Hầu hết các bạn trẻ tại Việt Nam hiện nay đến với nghề lập trình bằng những khái niệm hết sức mơ hồ. Lập trình viên có thể mang tới một công việc lương cao, môi trường làm việc hiện đại và nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, nó không phải là lĩnh vực dành cho những danh hiệu. Và cũng vì thế, đừng học lập trình theo cách bạn đang chinh phục một tấm bằng. Hãy làm hết khả năng để có thể code và hiểu về các ngôn ngữ một cách thực sự. Bạn muốn hối hả vượt qua các vòng phỏng vấn hay là một lập trình viên tự tin khẳng định bản thân và có được vị trí mình muốn- điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Luôn nằm trong top 10 nghề có lương cao nhất Việt Nam, việc trở thành lập trình viên chưa bao giờ hạ nhiệt với những ai yêu thích CNTT, ham học hỏi, kiên nhẫn và chịu khó. Hấp dẫn là vậy, nhưng lập trình là một thế giới tri thức mênh mông mà ai quan tâm cũng từng tự hỏi: Mình có thích hợp với lập trình không? Học lập trình bắt đầu từ đâu? Học như thế nào cho đúng và hiệu quả? Mỗi người trong chúng ta là một cá thể độc lập, với những suy nghĩ mong muốn và khả năng thích nghi. Vì vậy, nếu bạn thực sự yêu thích lập trình thì điều quan trọng bạn cần xác định là mình thích hợp với phương thức nào để có thể hiểu nghề? Tại Việt Nam hiện nay, xu hướng học tập tại mô hình đào tạo CNTT theo tiêu chuẩn Quốc tế, giảng dạy theo mô hình “dạy kinh nghiệm thực tế” dựa trên nhu cầu trực tiếp của doanh nghiệp đang là sự lựa chọn của số đông. Điều này khá dễ hiểu bởi khác với quy trình học tập theo khuynh hướng nghiên cứu thông thường, mô hình như trên là sự tổng hòa từ kiến thức chuyên môn và những kiến thức từ thực tế của những công ty phần mềm lớn. Nhờ đó, việc học tập chuyên ngành lập trình trở thành quãng thời gian trải nghiệm thực sự của người học. Lúc này, những yếu tố như xác định năng lực, định hướng vị trí công việc cũng như tìm kiếm việc làm trở nên rõ ràng, thực tế hơn rất nhiều so với cách thức thông thường. Điển hình như mô hình đào tạo tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình. Stanford là một trong những trung tâm đầu tiên áp dụng thành công mô hình đào tạo “dạy kinh nghiệm thực tế”, luôn mang đến cho các bạn chương trình đào tạo tối ưu nhất. Giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế, sử dụng thành thạo các công cụ phát triển phần mềm, phát triển kỹ năng làm việc nhóm… Việc tìm kiếm và chọn được một chương trình đào tạo thiết thực là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng học tập của mỗi người. Nếu các bạn chọn không đúng sẽ khiến việc học trở nên nhàm chán, dẫn đến bỏ học, gây lãng phí cho gia đình và xã hội, làm mất thời gian của chính bản thân mình. Chúng tôi tin tưởng rằng, với mô hình đào tạo của Stanford – học để làm việc cùng với niềm đam mê của bạn, bạn sẽ thành công và chinh phục được đỉnh cao của công nghệ thông tin. Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học lập trình, khóa học lập trình