Nhân lực phần mềm và điệp khúc “thừa, thiếu” Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. Thiếu hụt nguồn nhân lực CNTT không phải là vấn đề mới, nhưng tình trạng này đã lên mức báo động đỏ. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến CNTT. Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài. Thách thức lớn nhất: nhân lực Trên các trang việc làm không lúc nào thiếu những dòng thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp phần mềm. Không ít người có cảm giác cơ hội việc làm trong ngành công nghệ phần mềm Việt Nam đang nhiều hơn bao giờ hết và rất hứa hẹn với những kỹ sư CNTT tương lai. Theo thống kê của Website về tuyển dụng nhân lực Vietnamworks.com, nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực phần mềm tăng trưởng 12% - mức tăng lớn nhất trong 39 nhóm ngành nghề. Tại các địa chỉ đào tạo lập trình viên như Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình số lượng học viên học xong có việc làm ngay chiếm một tỷ lệ gần như tuyệt đối. Nhưng hiện tại, các “đại gia” phần mềm Việt Nam đang “kêu trời” vì không biết lấy người ở đâu ra mà tuyển. Hơn nữa, trong số các ứng viên nộp đơn đăng ký dự tuyển, số lượng những người lọt vào danh sách nhân sự của các công ty cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bức xúc của hầu hết các doanh nghiệp phần mềm hiện nay là nguồn nhân lực. Nhân lực thiếu đã đành, lại còn hạn chế về ngoại ngữ và kỹ năng thực tế. Với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm như hiện nay, nhân lực chất lượng cao sẽ phải tăng khoảng 60%/năm thì mới giải quyết được vấn đề. Số lượng và chất lượng: khoảng cách lớn Theo số liệu của HCA, hiện nay số lượng các trường đại học có đào tạo cử nhân/kỹ sư CNTT đã lên đến con số 80, với trên 10.000 chỉ tiêu tuyển sinh cử nhân/kỹ sư CNTT hàng năm. Nếu tính cả chỉ tiêu cao đẳng thì con số này đã lên đến hơn 20.000. Nếu chỉ xét về mặt số lượng, nhiều người sẽ thấy một sự dư thừa lớn. Nhưng tỷ lệ tuyển dụng nhân lực phần mềm đạt yêu cầu tại các công ty phần mềm là rất thấp, chẳng hạn như tại công ty phần mềm TMA, tỷ lệ tuyển dụng được chỉ là 5%, PSV là 8%, FPT Sofware là 10% (tức là cứ 10 ứng viên thì chỉ tuyển được 1 người). Điều nghịch lý này một phần không nhỏ là do vẫn còn có một khoảng cách khá lớn giữa nội dung đào tạo và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Về nguyên tắc, nhà tuyển dụng cần tìm người phù hợp với yêu cầu hiện tại chứ không phải là cần tìm người giỏi nhất. Và để đáp ứng nguồn nhân lực một cách tốt nhất thì nhu cầu thị trường cần gì thì đào tạo ngay cái đó. Nhưng thực tế với đào tạo chính quy hiện nay, sản phẩm đào tạo chưa theo kịp yêu cầu phát triển của ngành công nghiệp. Nhiều khoa CNTT vẫn dạy sinh viên các ngôn ngữ lập trình Pascal hay Foxpro, trong khi ngành công nghiệp phần mềm đã không còn cần sử dụng những ngôn ngữ lập trình này nữa. Hay như tiếng Anh là một ngôn ngữ không thể thiếu đối với các lập trình viên thì cho đến nay vẫn chưa có một chương trình đào tạo nào nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho họ. Chương trình đào tạo không theo kịp thực tế thì sản phẩm đào tạo “có vấn đề” cũng là điều dễ hiểu. Theo khảo sát có tới 72% sinh viên CNTT thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, 46% sinh viên thiếu kinh nghiệm, kiến thức về phần mềm, 42% thiếu các kỹ năng khác (ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm…). Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNTT đòi hỏi các đặc thù riêng. Bên cạnh đó, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng trong ngành phần mềm nói riêng và CNTT nói chung thực sự đã đặt ra các thách thức rất lớn đối với hệ thống đào tạo chính quy mang nặng tính hàn lâm của chúng ta hiện nay. Tính toàn cầu hoá cũng đòi hỏi việc hội nhập, quốc tế hoá của đào tạo CNTT. Cơ hội lại sẽ trôi đi? Nghịch lý cung nhiều, cầu lớn song chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế đang khiến các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khá vất vả. Đào tạo lại nguồn nhân lực phần mềm sau khi tuyển dụng là một thực tế mà các doanh nghiệp phần mềm phải chấp nhận. Khảo sát cũng cho thấy, có 77% nhân lực phần mềm sẽ phải đào tạo lại trong 3 tháng; 15% sẽ phải đào tạo lại từ 1 - 3 tháng. Chất lượng nguồn nhân lực CNTT nói chung và nhân lực cho phần mềm nói riêng là điều đã được cảnh báo từ khá lâu, sự vất vả của các doanh nghiệp phần mềm trong việc xây dựng cho mình đội ngũ nhân lực có chất lượng cũng là điều được nhìn thấy trước. Giải quyết bài toán nhân lực phần mềm không thể chỉ phó mặc cho các doanh nghiệp. Vai trò của nơi đào tạo trong bài toán này là rất lớn, để làm sao nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhất yêu cầu của ngành phần mềm, Nếu không đổi mới đào tạo nguồn nhân lực phần mềm, rất có thể những cơ hội lớn lại thêm một lần nữa trôi đi. Mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân lực nòng cốt cho nền CNTT hiện đại, Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế luôn mang đến chương trình đào tạo tối ưu nhất, giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cung cấp những kiến thức nền tảng vững chắc để có thể thích nghi nhanh với mọi ngôn ngữ lập trình. Bên cạnh đó, học viên còn thường xuyên được cập nhật và đổi mới công nghệ, cũng như trau dồi những kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho công việc sau này. Bạn Phong, học viên đã theo học tại Stanford chia sẻ: “Nội dung chương trình học ở Stanford khá chi tiết, hướng học viên đi sâu vào thực hành. Qua đó học viên cảm thấy vững hơn về lý thuyết cũng như kiến thức đã học. Bên cạnh đó, chương trình dạy đi sát với môi trường làm việc thực tế giúp học viên dễ dàng nắm bắt công việc sau khi tốt nghiệp. May mắn là khi theo học tại Stanford, ngoài những kiến thức về lập trình thì mình còn được học rất nhiều kỹ năng mềm khác" Với mô hình đào tạo là “dạy kinh nghiệm thực tế”, cùng phương châm “học để làm việc” là kim chỉ nam cho mọi nỗ lực và hoạt động của Stanford, Công ty CP Stanford – Đào tạo và phát triển công nghệ luôn quan niệm làm thế nào để mang đến kết quả tốt nhất cho học viên sau mỗi khóa học. Ngoài ra lớp học tại Stanford còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm ở các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn Sưu tầm và Tổng hợp Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức ) Tags: học lập trình, khóa học lập trình