Lập trình viên cần có những kỹ năng quan trọng để cạnh tranh

Một trong những ngành công nghệ “hot” hiện nay chính là công nghệ thông tin – lĩnh vực đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Cùng với sự phát triển của thế giới, nhiều ngành công nghệ đã ra đời để kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Một trong những ngành công nghệ “hot” hiện nay chính là công nghệ thông tin – lĩnh vực đang phát triển với tốc độ nhanh chóng.

Cùng với đó, lập trình viên cũng trở thành một ngành nghề có sức hút cao trong xã hội. Vậy lập trình viên là người làm những gì? Và lập trình viên tại Việt Nam cần trau dồi những kỹ năng nào để đưa ngành công nghệ thông tin Việt Nam đi lên? Đây vẫn luôn là băn khoăn trăn trở của nhiều chuyên gia. Nếu đơn giản một lập trình viên chỉ làm mỗi công việc viết mã (code) thì có lẽ ngành CNTT chẳng thể nào phát triển được, như lời của Martin FowLer nói "Bất kỳ một thằng ngốc nào cũng có thể viết code để một chiếc máy tính có thể hiểu được. Nhưng một lập trình viên giỏi thì viết code để những người khác có thể hiểu".

Việt Nam được đánh giá là một thị trường lao động trẻ, đặc biệt số người tham gia đào tạo các ngành liên quan đến CNTT hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao, báo hiệu một thị trường lao động dồi dào về lĩnh vực này. Thế nhưng, tuyển dụng nhân sự trong ngành CNTT, đặc biệt là tuyển dụng kỹ sư cho các công ty Nhật hoặc đi các quốc gia khác để tham dự hội thảo phần mềm thì Việt Nam thường rơi vào tình trạng thiếu ứng viên. Nguyên nhân chính vẫn là vấn đề chất lượng lao động xuất phát từ chất lượng đào tạo. Theo tính toán, số lượng sinh viên ra trường thuộc khối ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay chỉ có 8% đạt yêu cầu của các doanh nghiệp. 92% sinh viên còn lại mắc một lỗ hổng quan trọng là thiếu cọ xát thực tế. Trong khi đó "Bạn chỉ có thể nhớ 10% những gì bạn học, nhưng sẽ nhớ đến 80% những gì bạn làm".

Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, những kỹ sư Việt Nam cũng cần có một kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt để có thể tự tin bước ra đấu trường quốc tế:

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một lập trình viên nào. Công việc phát triển phần mềm trên thực tế là giải quyết các vấn đề. Nếu không có những vấn đề được đưa ra thì chúng ta chắc cũng chẳng cần có những phần mềm làm gì đúng không?

+ Kỹ năng tự học: là kỹ năng mà không riêng gì các lập trình viên thiếu mà đa phần người Việt Nam đều chưa có ý thức tự giác. Bạn không thể biết mọi thứ, cũng không thể tinh thông chỉ một công nghệ hoặc framework nào đó. Vì thế, để phát triển trong nghề nghiệp, bạn cần có khả năng tự dạy và tự học cho chính bản thân mình

+ Kỹ năng đặt tên: Mỗi khi bạn viết một đoạn code nghĩa là bạn đang đặt tên cho một số thứ, một lập trình viên mà thiếu hụt khả năng đưa ra những cái tên phù hợp cho những khái niệm và dữ liệu trong code của họ thì giống như một nhà phiên dịch mà bị câm vậy.

+ Kỹ năng hợp tác với mọi người: trừ khi bạn sống một mình trên đảo, khi bạn làm việc một mình, hoặc khi phát triển phần mềm cho chính bạn sử dụng, còn không thì kỹ năng này là thiết yếu trong công việc hàng ngày và quyết định đến thành công của chính bạn.

Những kỹ năng trên tuy đơn giản, nhưng cũng chính là các kỹ năng mà các kỹ sư Việt Nam đang thiếu sót. Chúng ta cần cải thiện hơn nữa để có thể cạnh tranh với nguồn lực kỹ sư của các nước cũng như phát triển nền công nghệ nước nhà.

Để trở thành một nhà phát triển lão luyện, bạn không chỉ là một người viết code giỏi mà bạn cần phải có những kỹ năng trải khắp từ kiến thức về công nghệ, quy trình và sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc. Với nhu cầu kỹ thuật số ngày càng gia tăng, công nghệ thông tin ngày càng lan rộng thì bạn, một developer, với những hành trang đầy đủ về kỹ năng và kiến thức bắt kịp xu hướng sẽ nhanh chóng nhận được những yêu cầu tuyển dụng ưng ý.

Hiện nay, tại Việt Nam, đã có những cơ sở đào tạo ra đời dựa trên nhu cầu học lập trình chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu lập trình viên vừa có kỹ năng chuyên môn vừa có những kỹ năng mềm chuyên nghiệp. Điển hình trong đó là Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình.

Với phương châm “học để làm việc”, cùng đội ngũ giảng viên, chuyên gia nhiều năm tham gia giảng dạy và có nhiều kinh nghiệm thực tế từ các dự án phần mềm lớn, học viên tại Stanford không những được đào tạo bài bản về kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm khi trực tiếp tham gia vào những dự án phần mềm lớn ngay trong chương trình học.

Ngoài ra lớp học tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm tại các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn

Sưu tầm

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: