Stanford giúp bạn tự tin để được tuyển dụng

Stanford muốn chia sẻ những kinh nghiệm dưới đây để giúp bạn vượt qua câu hỏi đáng sợ mang tên “kinh nghiệm làm việc”. Nhờ đó có được công việc như ý.

Trong một thống kê mới đây, có tới hơn 20% lao động từ 20-24 tuổi, trình độ đại học trở lên thất nghiệp. Đây là một vấn đề thật sự cần phải được quan tâm hiện nay bởi nó cho thấy một số lượng lớn lao động sau khi tốt nghiệp đang gặp khó khăn khi gia nhập thị trường. Quan trọng hơn, đây đều là những lao động được trải qua quá trình đào tại dài hạn, nằm trong nhóm nhân lực “trẻ” của nước nhà.

Nguyên nhân của số liệu đáng báo động trên đến từ nhiều khía cạnh, nhưng một trong các vấn đề cần chú ý là việc đa phần Cử Nhân hiện nay chỉ có kiến thức vĩ mô về ngành mà thiếu đi những kĩ năng thiết thực của việc “làm nghề”. Với việc gia tăng các yêu cầu chuyên môn và đào thải khắt khe của thị trường nhân sự, đây là yếu tố “thiếu” vô cùng nguy hiểm.

Trong thời điểm khi mà nền kinh tế còn đang khó khăn, các bạn trẻ để có được một công việc như ý không hề dễ và Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình muốn chia sẻ những kinh nghiệm dưới đây để giúp bạn vượt qua câu hỏi đáng sợ mang tên “kinh nghiệm làm việc”. Nhờ đó có được công việc như ý.

Kinh nghiệm là lợi thế với nhiều người, nhưng lại là “ác mộng” với không ít ứng viên trẻ tuổi khi phỏng vấn xin việc. Hãy tự tin biến yếu điểm đó của bạn thành thế mạnh “chạm” đến nhà tuyển dụng.

1. Hãy chứng tỏ yếu tố “người mới’ là một thế mạnh của bạn

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều “đại gia” công nghệ lớn tại Châu Âu thích những người trẻ, bởi theo họ, chính sức trẻ và sự sáng tạo của nguồn nhân lực này sẽ mang tới sự đột phá.

Vì vậy, thay vì lo sợ trước những câu hỏi về kinh nghiệm, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng “người mới” như bạn sẽ là một nhân viên năng nổ, nhiệt tình, giàu sáng tạo. Hãy chứng tỏ bạn sẽ là người có khả năng phá vỡ những lối mòn trong công việc, mang lại nhiều lợi ích cho công ty.

2. Hiểu rõ bản thân

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, câu nói này là chân lý bạn nên áp dụng khi đi xin việc. Tuổi trẻ và đam mê luôn thôi thúc bạn mong muốn chứng minh bản thân, nhưng hãy lựa sức mình khi chọn cho mình điểm xuất phát cho sự nghiệp.

Không thể phủ nhận việc sở hữu một công việc tốt, đáng mơ ước ngay từ bước đi đầu tiên là điều hết sức tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng có thể ngay lập tức đạt được điều đó, rất nhiều người đã thành công dù khởi đầu với những vị trí bình thường.

Hãy coi trọng yếu tố môi trường làm việc khi đi xin việc. Bởi một môi trường chuyên nghiệp sẽ là giảng đường thực tế, cho bạn những kĩ năng, kinh nghiệm vô cùng quý giá. Thay vì đeo đuổi ước mơ kiếm ngay một công việc cho “oai”, hãy chọn khởi đầu “vừa tầm” để học hỏi và tiếp tục vươn lên.

Đơn cử như nghề lập trình, rất nhiều bạn trẻ năng động đã không chọn một vị trí có mức lương quá hấp dẫn ngay từ ban đầu. Họ xin vào những vị trí có cơ hội thực tập kiến thức, nâng cao khả năng lập trình và tư duy nhìn nhận xu thế. Nhờ vậy, qua thời gian, thực tế giúp những bạn trẻ này tích lũy kinh nghiệm và “bay cao, bay xa” hơn trong tương lai.

3. Lựa chọn công việc thể hiện rõ ràng một thế mạnh bản thân

Đã xa rồi cái thời CV hấp dẫn là 1 CV có bằng cấp nghe thật “kêu”. Các nhà tuyển dụng bây giờ rất thực tế, họ thường đánh giá cao những ứng viên có kĩ năng theo hướng chuyên môn hóa, đặc biệt là có khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế cao.

Thử dạo qua vài vòng quanh các trang web tuyển dụng, không phải ngẫu nhiên những nghề đặc thù như lập trình cho thiết bị di động, lập trình viên, lập trình game… lại “đắt show” như vậy. Hoặc với các ngành nghề khác, mức độ tuyển dụng cũng thường thiên về những vị trí có yêu cầu rõ ràng về kỹ năng làm việc.

“Một nghề cho chín, còn hơn 9 nghề”, hãy nhớ điều này khi xác định phương hướng cho sự nghiệp của mình.

Trên đây là những kinh nghiệm để giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng dù chưa có kinh nghiệm làm việc. Hy vọng những điều này sẽ giúp các bạn trẻ thêm tự tin, có được công việc như ý.

Với mục tiêu mở ra các cơ hội nghề nghiệp cho những bạn trẻ đam mê CNTT, Công ty cổ phần Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ luôn mang tới các học viên chương trình đào tạo tối ưu nhất giúp các bạn dễ dàng học tập và có thể lựa chọn chương trình học phù hợp nhất với khả năng của mình.

Với sự kết hợp giữa phương pháp vừa học lý thuyết vừa thực hành, học viên tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế sẽ có cơ hội trau dồi kiến thức, kỹ năng lập trình của mình ngay trong lớp học. Từ đó, các bạn sẽ có sẵn nền tảng kiến thức và kinh nghiệm để gửi CV thực tập hoặc xin việc tại các công ty công nghệ.

Ngoài ra lớp học tại Stanford còn được bố trí theo phong cách làm việc nhóm ở các công ty phần mềm để tăng sự tương tác giữa giảng viên và học viên với số lượng từ 5-12 người. Chi tiết tham khảo tại website: stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp 

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: