Ngành Kiểm thử phần mềm và bí quyết thành công trong nghề

Cùng với sự phát triển của ngành gia công phần mềm; ngành kiểm thử phần mềm tại Việt Nam cũng đang có tiềm năng phát triển.

Cùng với sự phát triển của ngành gia công phần mềm; ngành kiểm thử phần mềm tại Việt Nam cũng đang có tiềm năng phát triển. Từ năm 2010, một số tập đoàn CNTT trên thế giới đã thuê các công ty phần mềm tại Việt Nam gia công kiểm thử phần mềm cho họ.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm thử phần mềm từ các đối tác nước ngoài, đặc biệt là kiểm thử phần mềm tự động ở Việt Nam đang gia tăng. Số lượng các kỹ sư kiểm thử phần mềm tại Việt Nam trong tương lai có thể tăng đến hơn 10.000 người.

Kiểm thử phần mềm là khâu cuối cùng trước khi chuyển sản phẩm đến khách hàng. Người kiểm thử được coi như là người đại diện cho khách hàng, là người kiểm tra cho khách hàng xem sản phẩm đó đã đảm bảo chất lượng chưa. Vì vậy, người kiểm thử đóng vai trò quan trọng với sự thành công của dự án và chất lượng sản phẩm.

Thế nhưng, cung - cầu về nhân lực làm kiểm thử phần mềm vẫn chưa ở thế cân bằng, nói cách khác Việt Nam vẫn thiếu nhiều kỹ sư kiểm thử chất lượng cao. Tỷ lệ kỹ sư kiểm thử phần mềm tại Việt Nam còn thấp so với mặt bằng thế giới.

Tuy khan hiếm nhân lực như vậy nhưng tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị đào tạo chuyên sâu và bài bản về nghề kiểm thử phần mềm không nhiều, còn một số các trường đại học, sinh viên được đào tạo rất ít kiến thức liên quan đến kiểm thử phần mềm. Điều đó khiến cho số lượng tester vẫn không đáp ứng đủ cho các dự án của các công ty tại Việt Nam.

Nếu bạn đang muốn tìm một hướng đi tốt cho tương lai thì việc trở thành một chuyên viên kiểm thử phần mềm rất xứng đáng để cân nhắc. Còn nếu bạn đã và đang theo nghề kiểm thử thì những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thành công hơn với nghề kiểm thử.

Đầu tiên, bạn phải tự hào là một tester. Điều quan trọng nhất là các bạn phải hiểu được các bạn không chỉ đơn thuần là “tester” mà là các bạn là một kỹ sư kiểm thử phần mềm. Bạn đang tham gia vào một công việc có tính chất sống còn đến dự án, đến sản phẩm. Bạn không trực tiếp góp phần làm nên sản phẩm nhưng bạn đóng góp vào chất lượng chung của sản phẩm.

Điều thứ hai là liên tục trau dồi và phát triển kỹ năng: Không có việc gì dễ dàng nếu bạn không có đủ kỹ năng cần thiết để tiến hành việc đó. Kiểm thử phần mềm là một ngành tương đối phức tạp đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng cần thiết không những về kỹ thuật công nghệ mà còn kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề. Do đó, việc trau dồi, học hỏi, phát triển kỹ năng là rất cần thiết để phát triển trong nghề nghiệp nói chung và kiểm thử phần mềm nói riêng. Trải nghiệm những dự án khó, tham gia diễn đàn, hội nghị về kiểm thử phần mềm cũng đều rất hữu ích trong việc trao dồi những kỹ năng về kiểm thử phần mềm.

Thứ ba là khả năng thích ứng: Như chúng ta đã biết ngành phát triển phần mềm luôn có nhiều biến động và thay đổi liên tục, không những về mặt công nghệ mà còn mô hình, bản chất của kiểm thử phần mềm. Do đó cách duy nhất để tồn tại và phát triển là khả năng thích ứng của kỹ sư kiểm thử. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mô hình phát triển phần mềm đang dịch chuyển từ những mô hình phát triển cũ sang mô hình Agile.

Ngoài ra, là kỹ sư kiểm thử phần mềm bạn sẽ chuẩn bị tinh thần để viết code, chuẩn bị tinh thần để làm cả kiểm thử thủ công (manual test) và kiểm thử tự động (automation test) và nhiều loại test khác nữa, chuẩn bị để giao tiếp để trình bày về giá trị của công việc bạn làm...

Thứ tư là tiếng Anh: Trong kiểm thử phần mềm, giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đối với các dự án outsource thì việc giao tiếp bằng tiếng Anh gần như là không thể tránh khỏi. Nếu dự án của bạn là dự án nội bộ thì việc trao dồi tiếng Anh cũng sẽ giúp bạn tiếp cận và cập nhật kiến thức về kiểm thử phần mềm tốt hơn. Nếu bạn có ý tưởng tốt, chiến lược tốt, con bug (lỗi) thú vị mà bạn không thể trao đổi với khách hàng vì lí do tiếng Anh thì thật lãng phí.

Với những chia sẻ như vậy bạn đã tự tin để trở thành chuyên gia kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp chưa? Chúng tôi sẽ giúp bạn thành thạo và thành công bằng cách tham gia khóa học tester tại Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế.

Tham gia khóa học kinh nghiệm kiểm thử phần mềm (Tester ) tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình , học viên sẽ được cung cấp các kiến thức một cách đầy đủ, có hệ thống về kiểm thử phần mềm. Học viên sẽ biết được những kỹ thuật và tư duy kiểm thử phần mềm, cách nâng cao tính hiệu quả của phần mềm thông qua việc áp dụng các kiến thức, quy trình, công nghệ kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Ngoài ra còn trang bị cho học viên những kỹ năng mềm cần thiết để học viên có thể làm công việc kiểm thử phần mềm một cách chuyên nghiệp trong thực tế cũng như thích nghi nhanh với công việc của chuyên viên kiểm thử phần mềm tại các tập đoàn phần mềm lớn.

Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: