Bạn có thích hợp với nghề lập trình?

Khi nhắc đến nghề lập trình có lẽ ít ai ngờ tới việc cần phải hội tụ đủ mọi thành tố nghệ thuật, khoa học, toán học và kỹ nghệ.

Tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình, các bạn được đào tạo rất bài bản các kỹ năng để có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp. Có lẽ sẽ thật không đúng khi nói rằng có ai đó học ở Stanford không phải để trở thành lập trình viên. Nhưng các bạn đã bao giờ suy nghĩ liệu mình có thực sự hợp với nghề lập trình, hay nói khác đi, bạn có hội tụ đủ những yếu tố để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp?

Khi nhắc đến nghề lập trình có lẽ ít ai ngờ tới việc cần phải hội tụ đủ mọi thành tố nghệ thuật, khoa học, toán học và kỹ nghệ ngoài định nghĩa khô khan: lập trình là kỹ thuật cài đặt một hoặc nhiều thuật toán trừu tượng có liên quan với nhau bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình để tạo ra một chương trình máy tính. Thực vậy, một lập trình viên nhất định phải có khiếu thiết kế, hội họa, bên cạnh khiếu về toán học, khoa học và logic.

Bài viết này sẽ giúp cho các bạn có một cái nhìn khái quát nhất các đặc điểm và tính chất của một lập trình viên giỏi, các ưu điểm và khuyến điểm của nghề này so với các công việc khác. Từ đó, các bạn có thể xác định được liệu mình có chọn đúng nghề thích hợp hay không?

Lập trình viên là gì?

Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên. Thật khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác. Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.

Nếu các bạn vẫn còn băn khoăn không hiểu liệu mình cần có những gì để trở thành một lập trình viên thì dưới đây là một số nhân tố thiết yếu cần phải có để bạn so sánh.

Khả năng suy nghĩ một cách logic

Trong lập trình thì logic chính là điều quan trọng nhất. Các bạn phải có khả năng giải quyết triệt để một vấn đề bằng phương pháp suy luận logic. Chính vì vậy, nếu không có khả năng suy luận logic thì tôi có thể khẳng định rằng lập trình không phải là công việc phù hợp với bạn. Bạn sẽ trở nên hoàn toàn mất phương hướng khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối), về lỗi... và hầu như trong mọi trường hợp bạn sẽ không tìm được giải pháp đúng nhất cho vấn đề.

Khả năng tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết

Các lập trình viên mất rất nhiều thời gian trong việc kiểm tra hàng ngàn, hàng vạn dòng mã phức tạp. Vì vậy họ rất cần giải quyết vấn đề một cách có thứ tự. Chú ý tới các chi tiết nhỏ cũng rất quan trọng. Việc thiếu vài thứ tưởng chừng tầm thường như một dấu chấm, dấu phẩy cũng có thể khiến bạn mất nhiều ngày để tìm lỗi.

Các chương trình của các lập trình viên giỏi luôn dễ đọc và có rất nhiều chú thích để chỉ rõ tại sao họ lại viết đoạn mã như vậy và cái gì sẽ xảy ra trong chương trình. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt cũng như viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc.

Khả năng làm việc nhóm

Thật khó có thể tưởng tượng một dự án lập trình có thể được thực hiện bởi một người. Công việc ngày nay thường đòi hỏi sự cộng tác của cả một đội ngũ lập trình viên. Chính vì thế, khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.

Các kỹ năng thiết kế

Công việc phân tích và thiết kế luôn là công việc rất quan trọng của lập trình. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ một hệ thống cho kinh doanh, bao gồm các bảng lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình... Bạn phải giỏi trong việc lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và thậm chí cả việc kinh doanh thành các ứng dụng. Các chương trình của bạn phải dễ dùng và có hiệu quả cao. Do vậy, bất kỳ kỹ năng thiết kế nào của bạn cũng sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực này.

Các mặt tốt của nghề lập trình

Thu nhập

Tiền lương của một lập trình viên thường rất khá, khởi điểm thường là khoảng 200 USD. Kể cả những lập trình viên mới và có thu nhập thấp nhất cũng vẫn có thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước. Nhiều công ty sẵn sàng chi trả những khoản tiền lương kếch xù để thu hút những lập trình viên giỏi. Đó là chưa kể các khoản tiền thưởng, bảo hiểm và các phí dịch vụ khác.

Niềm vui trong công việc

Cảm giác giải quyết được một vấn đề khiến bạn phải đau đầu nhức óc hàng giờ, thậm chí hàng tuần phải nói là rất phấn chấn. Việc lập trình thường là sự pha trộn giữa các dự án lớn và các lỗi nhỏ cần phải sửa và cả hai vấn đề trên đều có sự hứng thú riêng của nó – cảm giác của việc hoàn tất một dự án lớn hoà với niềm vui khi sửa được những lỗi chương trình nhỏ và làm cho người dùng hài lòng hơn với chương trình của mình.

Tự mình quyết định

Nếu bạn là người ghét bị người khác bắt phải làm việc này như thế này, làm việc kia như thế ấy và chỉ thích tự mình đưa ra cách làm cho công việc của riêng mình thì bạn sẽ hài lòng với việc lập trình. Cấp trên của bạn sẽ giao cho bạn các công việc và có thể đưa ra một vài ràng buộc về chúng như thời gian hoàn tất, trình tự thực hiện nhưng chính bạn là người quyết định phải giải quyết công việc như thế nào.

Các khó khăn

Làm thêm giờ là việc thường xuyên

Ít có lập trình viên nào tự nhận là mình chỉ làm theo giờ giấc quy định của công ty. Áp lực về thời gian và khối lượng công việc đối với lập trình viên là rất lớn. Nếu phần việc của bạn có thể khiến cho cả dự án trễ một ngày thì bạn không thể từ từ giải quyết chúng được. Trong đa số trường hợp bạn phải tự mình làm thêm giờ mà không có thêm khoản lương phụ trội nào.

Lập trình không phải là một việc dễ dàng

Đây là một công việc đòi hỏi kỹ năng cao và bạn phải luôn có khả năng tập trung tối đa vào công việc mình đang làm. Nhức đầu là một bệnh rất thường gặp của các lập trình viên. Có khi bạn đang nằm ngủ nhưng trong đầu vẫn là những hình ảnh của những đoạn mã chương trình đang nhảy múa, những vấn đề nan giải trong ngày cứ thế mà hiện ra khiến bạn luôn trong tình trạng phải suy nghĩ. Nếu bạn muốn có một công việc không căng thẳng, không stress thì đừng nên làm lập trình.

Hiểu được nghề lập trình sẽ giúp cho các bạn tiến xa hơn trên con đường trở thành lập trình viên xuất xắc.

Công ty CP Stanford – đào tạo và phát triển công nghệ tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ Thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Trải qua nhiều năm triển khai với sự trưởng thành, hoàn thiện theo dòng chảy công nghệ và sự phát triển ngành IT Thế Giới, đa số các học viên học tại Stanford đều là những kĩ sư CNTT chuyên nghiệp và được đánh giá cao về chuyên môn.

Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao cho ngành công nghiệp phần mềm, Stanford – dạy kinh nghiệm thực tế mong muốn là cầu nối để công nghệ thông tin trở thành người bạn trong cuộc sống hàng ngày của bạn, của tôi và của mọi người. Nếu bạn yêu công nghệ, bạn yêu nghề lập trình, hãy bắt đầu ngay lúc này. Bạn có thể thành công và là một phần trong ngành công nghiệp phần mềm.

Chương trình học mới hiện đại, giáo trình học đạt chuẩn quốc tế và phương pháp học tập sáng tạo, các khóa học kinh nghiệm lập trình tại Stanford – học để làm việc sẽ trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng lập trình, phát triển phần mềm ứng dụng. Kiến thức của học viên được xây dựng chuyên nghiệp không chỉ từ lý thuyết công nghệ mới nhất mà còn là khả năng thực hành, ứng dụng trong thực tế nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh việc học lý thuyết, thực hành, học viên còn được cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ tốt cho công việc sau này của các bạn.

Và còn rất rất nhiều điểm thú vị khác nữa đang chờ bạn khám phá khi tham gia học kinh nghiệm lập trình tại Stanford. Chi tiết xem tại stanford.com.vn

Sưu tầm và Tổng hợp

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: