Tại sao phải có mục tiêu để trở thành lập trình viên vĩ đại

Nghề lập trình viên đang trở thành mốt thời thượng, trong bối cảnh thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và các mối liên kết.

Một trong những cách kiếm tiền dễ nhất ngày nay là tham gia vào thế giới số. Nghề lập trình viên đang trở thành mốt thời thượng, trong bối cảnh thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và các mối liên kết.

Trở thành một lập trình viên không quá khó như chúng ta thường nghĩ, cũng không còn gian nan như cách đây hai đến ba thập kỷ. Bạn thậm chí không cần có bằng trong lĩnh vực khoa học máy tính mới có thể trở thành chuyên gia lập trình C++ hay PHP – toàn bộ tài nguyên mà bạn cần đã có sẵn trong tầm với của bạn.

Chọn một ngôn ngữ lập trình, mua quyển sách “dành cho người mới bắt đầu” từ cửa hàng sách gần nhà, ngồi trước máy tính và bắt đầu gõ phím. Trên thực tế, có rất nhiều khóa học lập trình có thể cung cấp cho bạn đủ kiến thức để bạn bắt đầu dự án lập trình của riêng mình.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên vĩ đại, câu chuyện lại hoàn toàn khác và điều này yêu cầu một thành phần cực kỳ quan trọng: một mục tiêu.

Những lập trình viên vĩ đại không chỉ đơn thuần kiếm tiền từ việc giải quyết nhu cầu của người khác, họ còn hướng tới sự xuất sắc bằng khao khát cho ra đời một giải pháp số cho những vấn đề dai dẳng, nhằm giải quyết chúng hoặc giúp cho các quy trình trở nên đơn giản hơn.

Lập trình viên vĩ đại coi thời gian học lập trình không phải là để kiếm tiền một cách dễ dàng, mà là phương tiện giúp họ phát triển một giải pháp bền vững và đáng tin cậy nhằm giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống nan giải – dù cho đó có thể là việc tạo ứng dụng, nâng cấp hệ thống, hay tạo ra ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới, những lập trình viên vĩ đại nhất là những người nhìn lại cuộc sống của mình và quyết định dừng than vãn và bắt đầu làm việc.

Sau đây là một số tấm gương lập trình viên vĩ đại nhất thế giới. Nhờ có sự kiên trì vững vàng, không khuất phục trước khó khăn, những chuyên gia lập trình này đã để lại dấu ấn số khó phai trong lịch sử nhân loại.

1. TIM BERNERS-LEE

Nói một cách ngắn gọn, Sir Timothy John “Tim” Berners-Lee là lý do vì sao bạn có thể đọc được bài viết này. Là người Anh, Berners-Lee được cho là cha đẻ của mạng toàn cầu world wide web; sau khi tiến hành đề xuất về hệ thống quản trị thông tin vào tháng ba năm 1989, ông đã thực hiện thành công lần truyền đạt thông tin đầu tiên giữa một máy khách Hypertext Transfer Protocol (HTTP) và máy chủ thông qua mạng Internet ngay tháng mười một năm đó. Hiện đang là giám đốc Tập đoàn Web quốc tế (World Wide Web Consortium – W3C), Berners-Lee đã nhiều lần được vinh danh nhờ đóng góp của ông cho lĩnh vực máy tính và cho toàn thế giới.

2. LINUS TROVALDS

Khó mà kể hết được tầm quan trọng của Linux, phần mềm mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu. Linus Trovalds là bộ não đằng sau sự ra đời của Linux; ông đã nảy ra ý tưởng phát triển kernel của riêng mình sau khi không thể tiếp cận được kernel GNU vào năm 1991 do vấn đề bản quyền. Ban đầu được phát triển để trở thành một hệ điều hành miễn phí sử dụng trên máy tính cá nhân, Linux đã được giữ nguyên trên nhiều nền tảng phần cứng, và cuối cùng giúp các lập trình viên phát triển Android, một hệ điều hành phổ biến cho các thiết bị thông minh.

3. JEFF DEAN

Jeff Dean là người mà tất cả chúng ta nên cảm ơn vì nhờ có ông mà công cụ tìm kiếm Google có thể hoạt động trơn tru. Ông chịu trách nhiệm về Google search indexing, mà ngày nay mọi người trên toàn thế giới đều đang sử dụng. Chỉ cần gõ vài phím trên bàn phím và một cái click chuột, chỉ trong một giây hàng ngàn kết quả được hiển thị. Nếu không có bộ não của ông thì các cỗ máy tìm kiếm khác đã vượt mặt Google từ lâu. Độ nổi tiếng của ông đối với các nhân viên và cựu nhân viên của Google cũng giống như Chuck Norris vậy.

4. DENNIS RITCHIE

Là người phát minh ra ngôn ngữ lập trình C, lập trình viên máy tính người Mỹ Dennis Richie được coi là một trong những người đi tiên phong trước nhất trong thời đại số. Được phát triển nhằm khuyến khích lập trình có cấu trúc - một hướng tiếp cận chia nhỏ những ứng dụng lớn ra thành từng phần nhỏ dễ quản lý lơn – ngôn ngữ C đã được sử dụng để tạo ra hệ điều hành UNIX, đặc biệt nhằm hỗ trợ tính năng di động của hệ điều hành. Kể từ đó C đã được sử dụng trong hầu như tất cả mọi thứ từ hệ điều hành đến các ứng dụng phần mềm, có chức năng như một hướng dẫn cho nhiều ngôn ngữ lập trình hiện đại.

5. STEVE WOZNIAK

Nhiều người không biết rằng có tới 2 Steve đồng sáng lập ra Apple. Steve Jobs, người mà ai cũng biết và Steve Wozniak, một trong những lập trình viên tài năng nhất từ trước đến nay. Cùng với Jobs (không phải là lập trình viên) và Ronald Wayne (người đồng sáng lập), Wozniak phát triển Apple I, sau đó phát triển thêm Apple II, đưa Apple trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về máy tính vi mô. Một số người còn cho rằng Steve Wozniak là người khởi xướng cuộc cách mạng máy tính cá nhân.

6. BILL GATES

Ai chưa từng nghe nói tới Bill Gates? Ông là người duy nhất đứng sau đế chế công nghệ Microsoft. Trước khi nổi tiếng với tư cách một mạnh thường quân, Bill Gates đã là một lập trình viên đáng gờm. Tính kỹ lưỡng và kỷ luật khi lập trình của ông thể hiện một trí tuệ siêu việt, lý giải cho thành công hiện nay của Microsoft. Mục tiêu của ông là đưa phần mềm của Microsoft vào từng máy tính và ông đã thực hiện được chính xác mục tiêu đó, hỗ trợ cho vô số cá nhân và doanh nghiệp.

7. WARD CUNNINGHAM

Ward Cunningham là người đầu tiên phát triển wiki. Ông là người mà mọi sinh viên và người làm nghiên cứu đều phải cảm ơn, vì nếu không có ông Wikipedia sẽ không thể ra đời.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, Cunningham được hỏi liệu ông đã bao giờ nghĩ tới việc đăng ký bằng sáng chế cho ý tưởng về wiki của mình hay chưa, đặc biệt là sau khi nó trở nên phổ biến, ông đã trả lời rằng ý tưởng này “nghe giống như bán thứ chẳng ai muốn bỏ tiền ra mua.”

Trong thế giới khoa học máy tính, Cunningham nổi tiếng là người chia sẻ rộng rãi các ý tưởng của mình, trong đó wiki là ví dụ tiêu biểu, cũng như nhiều ý tưởng khác về mẫu thiết kế.

Vấn đề là bạn không cần phải xây dựng nên cả một ngôn ngữ lập trình hay lập ra một công ty trị giá hàng tỷ đô để trở thành một lập trình viên vĩ đại. Bí quyết để trở thành một lập trình viên vĩ đại nằm ở sự đam mê dốc lòng phấn đấu vì mục tiêu và hiệu ứng gợn sóng từ đó, chứ không phải ở việc thông thạo một ngôn ngữ lập trình.

Nếu bạn muốn muốn trở thành những lập trình viên vĩ đại thì trước hết bạn phải trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về lập trình viên, về khóa học giúp bạn trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp tại stanford.com.vn

Sưu tầm

Nhật Lệ ( Stanford - Nâng tầm tri thức )

Tags: